“Pháo đài bay” B-52 là một huyền thoại của Không quân Mỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh. Bất chấp tuổi đời, ngày nay B-52 vẫn cất cánh và vẫn là một thế lực đáng gờm đối với các kẻ thù của Lầu Năm Góc.
Không phải là máy bay chiến đấu tàng hình nên B-52 có thể mang theo rất nhiều vũ khí.
Là một trong số 3 loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng của Mỹ và nằm trong số 2 loại máy bay ném bom có thể triển khai vũ khí hạt nhân, “pháo đài bay” B-52 đóng vai trò nổi bật nhất của lực lượng hạt nhân trên không.
Chỉ trong hai tháng qua, các máy bay B-52 đã được điều động thực thi nhiều nhiệm vụ răn đe tầm xa, từ lãnh thổ Mỹ đến Trung Đông và ngược lại, nhằm “nhắc nhở” Iran rằng các máy bay ném bom của Mỹ có thể tấn công bất cứ nơi nào trên thế giới.
“Pháo đài bay” B-52
Oanh tạc cơ B-52 có thể tham gia vào các nhiệm vụ tấn công thông thường với sức công phá rất lớn, sử dụng tầm tấn công xa và khả năng mang được tải trọng lớn của chúng để mang theo đủ loại đạn dược, từ bom không điều khiển cho đến mìn hải quân nhằm vào các vị trí chiến lược.
Tóm lại, ở bất cứ nơi nào xảy ra xung đột lớn, Không quân Mỹ đều có thể tin tưởng vào khả năng sẵn sàng chiến đấu của B-52.
Ngay cả trong thế giới ngày nay với đầy rẫy những máy bay chiến đấu tàng hình, kiểu dáng đẹp, cùng những chiếc máy bay không người lái ngày càng thông minh, “pháo đài bay” B-52 vẫn phát huy tốt vai trò của nó.
Trong những vừa năm qua, B-52 vẫn liên tục được Mỹ cập nhật và nâng cấp, giúp nó bắt kịp tốc độ hoặc thậm chí vượt qua các máy bay ném bom hiện đại hơn.
Trên thực tế, cả B-1B Lancer và B-2 Spirit đều được thiết kế và trình làng khi B-52 vẫn đang hoạt động nhưng cả hai đều sẽ sớm “nghỉ hưu”. Ngược lại, B-52 dự kiến sẽ tiếp tục được phục vụ, ở dạng này hay dạng khác, cho đến tận năm 2060.
Cần nhớ rằng, chiếc B-52 đầu tiên cất cánh vào năm 1952 và sau đó được đưa vào hoạt động năm 1955, điều đó có nghĩa là dòng máy bay ném bom khổng lồ này sẽ tiếp tục ở trên bầu trời cả trăm năm trước khi chúng được phép nghỉ hưu.
Tuổi thọ đó là một minh chứng đáng kinh ngạc cho thiết kế ban đầu của máy bay cũng như những nỗ lực tiếp theo sau này nhằm duy trì cho “pháo đài bay” tiếp tục hoạt động.