Được ví như kỳ quan thiên nhiên thứ 8 của thế giới, công trình đậm nét tâm linh Phật giáo cổ Sigiriya Lion Rock (đá sư tử) ở Sri Lanka (cách thị trấn Dambulla khoảng 30 phút đi xe) hiện lên vô cùng hùng vĩ và uy nghiêm giữa núi rừng.
Tòa cổ thành cao gần 200m ở Sri Lanka
Tòa cổ thành linh thiêng Lion Rock. Ảnh: AncientCode
Đây là một tòa cổ thành và cung điện bằng đá nằm ở miền trung Matale thuộc Sri Lanka được xây dựng vào thế kỷ 5, dưới triều vua Kassapa I (477 – 495). Cả tòa thành bằng đá nằm trên ngọn núi đá khổng lồ màu hồng tuyệt đẹp cao gần 200 m.
Xem video:
Tòa thành cổ Lion Rock. Nguồn: Youtube/Ryan Hutton
Do đó, có thể nhìn thấy từ rất xa vì nó nổi bật lên giữa màu xanh của núi rừng. Cả tòa thành được xây dựng như một tu viện Phật giáo bảo vệ cho chư tôn đức tăng già tu tập, trú ẩn trong thời đó.
Tòa cổ thành được ví là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Ảnh: AncientCode
Thậm chí, nhiều bức bích họa trong đường hầm còn chỉ ra rằng trước đó nơi đây còn là nơi sinh sống của người cổ đại thời đồ đá giữa, thế kỷ III TCN, sau đó được vua Kassapa I vào thế kỷ thứ V trước công nguyên phát hiện và biến nó thành nơi linh thiêng.
Có gì bên trong tòa cổ thành?
Ông tiến hành xây dựng tòa thành trong suốt 11 năm để nó trở thành cung điện tráng lệ cũng như mở rộng diện tích, cho thợ điêu khắc chạm trổ, xây dựng cầu thang... mà ngày nay dấu tích huy hoàng của nó vẫn còn khá nguyên vẹn theo thời gian.
Tòa thành sừng sững giữa núi rừng. Ảnh: AncientCode
Trong số các công trình còn sót lại, hồ nước được xây dựng từ đá liền khối có diện tích 27m x 21m trông giống hệt 1 bể bơi trên nóc nhà hiện đại ngày nay là đáng chú ý và nổi bật nhất. Ngoài ra hệ thống thủy lợi của cổ đài vẫn còn hoạt động rất tốt.
Cổng vào của Lion Rock cũng được hình thành từ phiến đá tự nhiên với hai ngọn núi đá nhỏ tựa vào tạo nên một lối lên đỉnh với chân tượng sư tử khổng lồ.
Trên các tảng đá, những bức bích họa vô cùng ấn tượng được chạm trổ, trong đó có những bức tranh phụ nữ kéo dài 140 mét và cao tới 40 mét mà danh tính của những người này vẫn là điều bí ẩn tới tận ngày nay.
Phiến đá hướng về phía mặt trời mọc như biểu tượng ngai vàng của vua. Ảnh: AncientCode
Dưới đây là một số bức bích họa bên trong tòa thành cổ:
Các bức bích họa vẫn còn khá nguyên vẹn. Ảnh: Srilanka
Một số còn cao tới 40 m. Ảnh: Lankapura
Thật khó tin khi đây là những bức vẽ từ trước công nguyên. Ảnh: Srilanka
Có tài liệu cho rằng có tới 500 bức họa phụ nữ như vậy! Ảnh: Srilanka
Nhưng đa số chúng đã không còn nữa. Ảnh: Srilanka
Nhiều người cho rằng những người phụ nữ này là những người phụ nữ của vua, một số cho rằng họ là những người bảo vệ cổ thành. Ảnh: Srilanka
Bên trong khuôn viên lâu đài là phiến đá hướng về phía mặt trời mọc như biểu tượng ngai vàng của vua, phía dưới chân núi có một bức tường khổng lồ cao tới 3 m như bao bọc và bảo vệ cả tòa thành.
Chân thành gồm 2 chân sư tử đá. Ảnh: AncientCode
Đến thế kỷ VI, những hậu nhân đã khắc các bài thơ cổ bằng ngôn ngữ Sinhala lên đá được gọi là Sigiri graffiti (chữ cổ khắc trên vách đá) để tỏ lòng ngưỡng mộ đối với người đi trước.
Đáng tiếc rằng đến thế kỷ 14 thì nơi đây lại bị bỏ hoang mà phải đến tận năm 1907 một nhà thám hiểm người Anh có tên là John Still mới tình cờ tìm thấy và cho khai quật. Sau đó, UNESCO đã công nhận nó là di sản văn hóa thế giới và bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Ancientcode, Ancientorigin, Amazinglanka