Phận đời bi thảm tê tái của Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử TQ

Trần Quỳnh |

Chi tới 20 vạn lạng bạc để "mua" mũ phượng song Hoàng hậu Uyển Dung lại nhận được nhiều "quả đắng" trong cuộc hôn nhân với Hoàng đế Phổ Nghi.

Hiếu Khác Mẫn Hoàng hậu của Phổ Nghi có tên đầy đủ là Quách Bố La Uyển Dung, con gái của Đại thần Phủ Nội vụ – Vinh Nguyên, thuộc gia tộc Quách Bố La.

Là vị Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Uyển Dung được biết tới với danh nghĩa là chính thất của Hoàng đế Phổ Nghi.

Tiến cung vào tháng 12 năm 1922, Uyển Dung chỉ an tại trong hoàng cung được 2 năm thì bị đuổi ra ngoài cùng Hoàng tộc nhà Thanh vào tháng 11 năm 1924.

Xung quanh chiếc mũ phượng của Uyển Dung, hậu thế vẫn luôn hoài nghi rằng: bà có cơ hội trở thành mẫu nghi thiên hạ là nhờ cha ruột đã bỏ 20 vạn lạng bạc để "mua" ngôi Hoàng hậu.

Từ đại tiểu thư Thiên Tân đế ngôi vị mẫu nghi thiên hạ

Uyển Dung thành thân cùng Phổ Nghi vào ngày 1 tháng 12 năm 1922, khi bà và Hoàng đế chỉ vừa tròn 17 tuổi. Theo tục lệ của Thanh triều, đám cưới Hoàng đế được gọi là "đại hôn lễ".

Vào thời điểm ấy, mặc dù vương quyền hoàng tộc đã bị phủ nhận suốt 11 năm, nhưng nhờ những điều kiện phúc lợi cho Hoàng thất, Phổ Nghi vẫn được duy trì tôn xưng Hoàng đế, tiếp tục được ở lại Tử Cấm Thành.

Do đó, đám cưới của ông trên danh nghĩa vẫn được tổ chức như các "đại hôn lễ" trước đó.

Uyển Dung có thể ngồi lên ngôi Hoàng hậu, quả thực đã phải trải qua rất nhiều trắc trở. Trước đó, khi Phổ Nghi tuyển hậu, con gái các gia đình danh gia vọng tộc thi nhau tìm đến cửa.

Dựa vào định chế và tiền lệ của Thanh triều, Hoàng hậu Đại Thanh chỉ có thể chọn từ các gia tộc đại thần người Mãn.

Sử cũ có ghi: số lượng các tiểu thư ứng tuyển ngôi Hậu khi ấy đủ để đóng thành một quyển sách dày. Trong số đó, chỉ có 4 ứng cử viên sáng giá có đủ tiêu chuẩn. Sau cùng, Uyển Dung và Văn Tú là hai lựa chọn cuối cùng.

Phận đời bi thảm tê tái của Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử TQ - Ảnh 1.

Uyển Dung (bên trái) và Văn Tú từng là đối thủ của nhau trong công cuộc tranh ngôi Hoàng hậu của Phổ Nghi. (Ảnh: nguồn internet).

Cuộc chạy đua lên ngôi vị mẫu nghi thiên hạ của hai tiểu thư này diễn ra vô cùng căng thẳng, gay gắt. Ngay tới thân quyến của Hoàng đế cũng chia bè kết phái, muốn Phổ Nghi lập người của phe mình làm Hoàng hậu để củng cố thế lực.

Trải qua một hồi tranh giành, Phổ Nghi cuối cùng lựa chọn Uyển Dung cho ngôi vị Hoàng hậu, còn Văn Tú được phong làm Thục Phi.

Lúc bấy giờ, thiên hạ đồn rằng: chiếc mũ phượng trên đầu của Uyển Dung thực chất là do phụ thân của bà (đại thần Phủ Nội Vụ) là Quách Bố La Vinh Nguyên chi 20 vạn lạng bạc để "thỏa thuận" với hoàng tộc.

Phận đời bi thảm tê tái của Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử TQ - Ảnh 2.

Nhờ thế lực của gia đình, Uyển Dung đã yên vị trên danh phận "chính thất" của Phổ Nghi. (Ảnh: nguồn internet).

Kỳ thực, nghi án này cũng không phải điều vô căn cứ. Trong cuốn hồi ký "Nửa đầu cuộc đời tôi", Phổ Nghi từng viết: "Uyển Dung vốn lại đại tiểu thư của Thiên Tân, những chiêu trò mua đồ đắt tiền vô dụng của nàng còn nhiều hơn tôi nhiều."

Uyển Dung xuất thân từ giới thượng lưu, đã quen với cuộc sống xa hoa, từ lâu coi việc mua những món đồ đắt tiền, ăn sơn hào hải vị, may những bộ trang phục cao cấp…là điều hết sức bình thường.

Thân là một "đại tiểu thư", lại có cha là đại thần phủ Nội Vụ Phủ. Điều này đủ để thấy gia đình của bà có đủ năng lực tài chính để lo được số tiền khổng lồ kia.

Cuộc đời bất hạnh của vị Hoàng hậu cuối cùng

Lễ cưới của Phổ Nghi và Uyển Dung đều tiến hành đầy đủ các nghi thức của hoàng tộc. Tuy nhiên, vị Hoàng hậu này lại tuyệt nhiên không được hưởng "đặc ân" cả đời chỉ có một lần.

Chiếu theo lệ cũ, khi nghênh đón Hoàng hậu vào cung trong ngày thành thần, kiệu hoa đều được đi qua Đại Thanh Môn, sau đó đi qua Ngọ Môn, tiến vào Tử Cấm Thành bằng cửa chính.

Theo quy tắc, Đại Thanh Môn là cổng chỉ dành cho Thái hậu, Hoàng đế, ngay tới các đại thần cũng không được bước qua. Bản thân các Hoàng hậu chỉ được đi qua nơi này một lần duy nhất vào ngày cử hành hôn lễ.

Tiếc thay, Uyển Dung tuy đội được mũ phượng, nhưng lại không được hưởng vinh dự cả đời chỉ có một này. Kiệu hoa của nào tiến vào cung không những không được đi qua Đại Thanh Môn, mà tới Ngọ Môn cũng chưa được tiến vào, chỉ có thể đi bằng "cổng phụ" – Đông Hoa Môn.

Phận đời bi thảm tê tái của Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử TQ - Ảnh 3.

Bỏ 20 vạn lạng bạc, Uyển Dung chỉ có thể mua được ngôi Hoàng hậu của một triều đình bù nhìn, không may mắn có được vinh hạnh như các mẫu nghi thiên hạ trước đó. (Ảnh: nguồn internet).

Đám cưới của nàng và Phổ Nghi mang danh "đại hôn", nhưng lại vô cùng "lép vế" so với các tiên vương.

Sau khi nghiên cứu, Hoàng tộc quyết định tổ chức đám cưới mô phỏng theo lễ thành thân của vua Đồng Trị. Nguyên nhân cũng bởi về đó là hôn lễ ít tốn kém nhất từ trước tới nay.

Theo chính sử nhà Thanh, triều đình tổ chức "đại hôn" hết tất cả 40 vạn đồng bạc. Lúc bấy giờ, 2 đồng là có thể mua được một gói bột mỳ.

Chưa kể tới, nếu giả thiết gia đình Uyển Dung chi 20 vạn "mua" ngôi Hoàng hậu là thật, thì triều đình chỉ phải bỏ ra một nửa chi phí ít ỏi trên. Trong khi đó, chỉ riêng lễ cưới của vua Quang Tự năm xưa đã tiêu tốn hết 550 vạn lạng bạc.

Để chuẩn bị cho "đại hôn", triều đình đã chi 3 vạn đồng bạc để mời các hai danh kỹ nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là Mai Lan Phương và Dương Tiểu Lâu vào cung để diễn vở "Bá vương biệt cơ".

Theo lẽ thường, hôn lễ là ngày đại hỷ, những vở kịch đau thương, bi ai như vậy đáng ra không được phép diễn. Vậy nhưng, Phổ Nghi vẫn đồng ý cho Mai Lan Phương và Dương Tiểu Lâu diễn xướng.

Phận đời bi thảm tê tái của Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử TQ - Ảnh 4.

Trong buổi hôn lễ của nhà vua, vở kinh kịch tang thương "Bá vương biệt cơ" đã khiến nhiều người lệ rơi đầy mặt. (Ảnh minh họa).

Khi đó, các vương công, đại thần cho rằng đây là dấu hiệu báo trước điềm gở.

Quả nhiên, 2 năm sau ngày cưới, Uyển Dung và Phổ Nghi bị đuổi ra khỏi Hoàng cung. Người thức thời lúc bấy giờ đều cho rằng việc diễn vở "Bá vương biệt cơ" trong đám cưới năm xưa là khởi nguồn của tai họa.

Cuộc đời làm Hoàng hậu của Uyển Dung cũng không lấy gì làm hạnh phúc. Khi mới cưới, nàng cậy Phổ Nghi bênh vực mình, liên tục chèn ép Thục phi Văn Tú.

Sau này, Văn Tú vì không chịu nổi uất ức, đã tìm luật sư để ly hôn với Hoàng đế. Sự kiện ấy giáng cho lòng tự trọng của Phổ Nghi một cú sốc lớn, trở thành "nỗi nhục không cách nào rửa sạch" trong đời ông.

Lúc bấy giờ, Hoàng đế liền đổ hết mọi lỗi lầm lên đầu Uyển Dung. Hoàng hậu từ đó liền bị "thất sủng".

Thêm nữa, Phổ Nghi từ lâu vẫn mong muốn khôi phục lại chế độ cũ, nhiều lần có ý định nghe theo quân Nhật, đến vùng Đông Bắc (nơi quân Nhật chiếm đóng) để gây dựng thế lực. Trước vấn đề này, Uyển Dung nhất mực phản đối.

Hai nguyên nhân ấy đã khiến Phổ Nghi vô cùng chán ghét Hoàng hậu của mình. Đối mặt với sự ghẻ lạnh của phu quân, Uyển Dung nhanh chóng trượt dốc.

Sau cùng, bà mắc chứng suy nhược tinh thần, chìm đắm trong thuốc phiện và chết trong ngục tối vào năm 39 tuổi, bên cạnh không có một người thân.

Điều đáng nói là, Phổ Nghi, người chồng chung sống với Uyển Dung hơn 20 năm gần như không hề thương xót cho cái chết thê thảm của bà.

Trong cuốn hồi ký của mình, vị Hoàng đế này viết, cảm xúc rất lạnh lùng:

"Tôi nghe nói bà ấy đã chết trong trại giam và cũng chẳng rõ là nguyên nhân gì. Tuy nhiên, cũng không phải thương tiếc một người đã không biết thương yêu và coi trọng bản thân như người phụ nữ đó. Bà ấy chỉ là một kẻ nghiện ngập mà thôi".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại