Đối với những người tin vào người ngoài hành tinh, thông tin tìm ra hệ Mặt trời 2.0 hồi tháng 2/2017 có lẽ xứng đáng được xem là phát hiện thế kỷ.
Hệ Mặt trời đó có tên là Trappist-1 - một ngôi sao lùn đỏ nguội lạnh hơn Mặt trời của chúng ta rất nhiều. Trong đó có tổng cộng 7 hành tinh, với ít nhất 3 có khả năng tồn tại sự sống.
Có ít nhất 3 hành tinh của Trappist-1 sở hữu tiềm năng duy trì sự sống
Và mới đây, các chuyên gia từ Harvard đã đưa ra thêm một phát hiện nữa, khiến cho khả năng tồn tại sự sống trên các hành tinh của Trappist-1 trở nên khả thi hơn rất nhiều. Theo đó: những hành tinh trong Trappist-1 quá gần nhau, và sự sống sẽ lan truyền giữa chúng.
Cụ thể hơn, các chuyên gia từ ĐH Harvard tin rằng khi một thiên thạch va vào bề mặt hành tinh giống Trái đất, các mảnh vỡ có thể bay thẳng vào vũ trụ và tiếp cận hành tinh xung quanh.
Tức là vi khuẩn và một số dạng khác của sự sống có thể luân chuyển giữa những hành tinh trong Trappist-1, dưới hình thức mang tên "tha sinh" (panspermia).
Việc ở quá gần nhau khiến các hành tinh của Trappist-1 nhiều khả năng luân chuyển sự sống nhờ hiện tượng "tha sinh"
"Tha sinh" là một học thuyết cho rằng sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ sao Hỏa, nhờ vào các mảnh vỡ văng ra khi có thiên thạch va chạm vào hành tinh Đỏ.
Ở trường hợp của Trappist-1, khoảng cách giữa các hành tinh là cực kỳ gần. Vậy nên khả năng luân chuyển sự sống tại đây còn nhanh hơn quá trình tương tự giữa Trái đất và sao Hỏa tới 100 lần, và tỉ lệ xảy ra thậm chí còn cao hơn gấp 1000 lần.
"Sẽ chẳng có gì lạ nếu tìm thấy các dạng sống giống nhau tại 3 hành tinh tiềm năng nhất Trappist-1" - Abraham Loeb, đồng tác giả nghiên cứu từ ĐH Harvard cho biết. "Hơn nữa chúng ta có tới 3 hành tinh, tức là khả năng tìm kiếm thành công còn cao hơn".
Minh họa về hình dạng của những sinh vật sống trên Hệ Mặt trời 2.0
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Earth and Planetary Astrophysics.
Nguồn: Daily Mail