PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Thế Long |

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai) cho biết hóc dị vật thường xảy ra đối với trẻ nhỏ. Nếu xử lý đúng cách và kịp thời, cơ hội cứu bé rất cao.

Khi trẻ bị hóc dị vật, nếu không kịp thời sơ cứu ngay, chỉ sau 5-6 phút, dị vật chèn đường thở sẽ khiến bé ngừng thở, suy hô hấp dẫn tới tử vong.

Theo TS. Dũng, khi sặc sữa, sặc cháo, hay hóc dị vật (thực phẩm cứng, đồ vật nhỏ…), cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần bình tĩnh và xử lý thật nhanh những thao tác như sau:

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 1.

TS.BS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn xử lý trẻ bị hóc dị vật.

- Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé, chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

- Sau khi thực hiện xong mà trẻ vẫn khó thở và tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 2.

Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra, cha mẹ cần hút sạch để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 3.

Đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngựcLấy 3 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa chĩa ra) ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức).

Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 4.

Với những bé còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 5.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 6.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 7.

Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé ngay vào viện.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 8.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 9.

Đối với người lớn, TS. Dũng khuyên người thân nên bình tĩnh, đỡ bệnh nhân đứng thẳng, mặt hướng về phía trước. Hai tay thả lỏng, hai tay đưa về phía trước ôm ngang bụng, sau đó bế thốc nhẹ từng nhịp.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 10.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 11.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 12.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật - Ảnh 13.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại