Các bệnh lý về dạ dày hiện nay mắc khá phổ biến trong dân số Việt Nam bệnh gặp ở mọi đối tượng. Thường mắc nhất là người bị áp lực, stress trong công việc, ăn uống thất thường, lạm dụng rượu bia.
Theo PGS TS Đoàn Hữu Nghị, Phó chủ tịch Hội ung thư Hà Nội, ung thư dạ dày thường là một trong những loại ung thư đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc tại Việt Nam. Đa phần các trường hợp phát hiện ung thư bệnh đã ở giai đoạn muộn nên cơ hội điều trị khỏi không còn cao.
Hiện nay, tỷ lệ điều trị khỏi ung thư dạ dày tại Việt Nam chỉ khoảng trên 50%, trong khi đó tại Nhật Bản tỷ lệ khỏi ung thư dạ dày lên tới 80%.
Các bệnh lý liên quan tới dạ dày như: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày… đều có thể ngăn ngừa được nếu như biết cách "dưỡng dạ dày", giúp cho dạ dày hoạt động tốt phòng chống lại mọi loại bệnh tật.
PGS TS Đoàn Hữu Nghị cho biết, có 3 bí quyết dưỡng dạ dày rất dễ thực hiện nhưng mọi người cần phải lưu ý.
Bí quyết 1: Ăn uống – ăn chín uống sôi
Ăn chín uống sôi là cách dưỡng dạ dày đơn giản và hiệu quả, ảnh minh hoạ.
Ăn chín uống sôi giúp ngăn ngừa việc nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng vào cơ thể và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Đặc biệt, là nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao nếu nhưng chúng ta không thực hiện đúng ăn chín – uống sôi.
Các vi khuẩn, ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể qua đường ăn uống cơ quan bị tổn thương đó chính là dạ dày.
Các bệnh lý dạ dày và ung thư dạ dày có liên quan tới yếu tố tuổi tác, tuổi càng cao nguy cơ mắc ung thư sẽ cao. Cho nên những người từ 40 tuổi trở đi cần đặc biệt chú ý tới việc dùng nhiệt độ khi nấu ăn, giảm bớt gánh nặng cho tiêu hoá.
"Ăn chín uống sôi còn giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ví dụ, ở người trẻ dịch tiêu hóa nhiều có thể chuyển hóa tốt thức ăn hơn những người lớn tuổi. Vì vậy, khi nấu ăn để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày cần phải dùng nhiệt để ninh nhừa, băm, cắt thức ăn sẽ dễ tiêu hóa hơn so với việc để thức ăn thô", PGS Nghị nói.
Bí quyết 2: Khi ăn no cần phải dành để nghỉ ngơi
Đây cũng là cách dưỡng dạ dày đơn giản và hiệu quả những ít để ý tới. Theo PGS Nghị thói quen duy trì tốt cho hoạt động dạ dày nhưng ít người để ý tới đó và sau ăn no nên nghỉ ngơi. Khi trong dạ dày có một lượng thức ăn lớn đòi hỏi dạ dày phải có một lượng máu nhất định, khoảng 300ml -400ml để tuần hoàn tiêu hóa và co bóp thức ăn.
Nếu như sau khi ăn nó chúng ta ngồi làm việc ngay hoặc làm việc nặng nhọc sẽ không đủ lượng máu huy động đến dạ dày để co bóp tiêu hóa thức ăn, dẫn tới tiêu hóa thức ăn sẽ kém, rối loạn tiêu hoá.
Bí quyết 3: 60 phút ngồi nên đứng dậy đi lại
Thói quen ngồi nhiều ảnh hưởng tới sự co bóp của dạ dày gây ra những tình trạng khó chịu về tiêu hoá.
PGS Nghị giải thích: "Ngồi nhiều sẽ khiến cho dạ dày bị gấp khúc ứ trệ tiêu hoá, dễ sinh ra có hơi dạ dày tạo thành hội chứng trào ngược dạ dày. Vì vậy, cách tốt nhất cho hoạt động của dạ dày là khi ngồi máy tính khoảng 60 phút nên đứng dậy giải lao, đi bộ nhẹ nhàng để dạ dày không bị gấp khúc".
Ngoài ra, cần phải thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao để giúp cho dạ dày khỏe hơn, co bóp thức ăn sẽ tốt hơn. PGS Nghị lưu ý, sau khi ăn khoảng 15 phút có thể tập thể dục nhẹ nhàng.
Hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu nhiều dầu mỡ và uống bia, rượu.
Theo số liệu của WHO 2018, ung thư dạ dày tại Việt Nam đang xếp thứ 3, sau ung thư gan, ung thư phổi với trên 17.500 ca mắc mới, trong đó có hơn 15.000 ca tử vong (chiếm 86%).