Sputnik đưa tin Pakistan đã phản pháo về việc Không quân Ấn Độ (IAF) tung bằng chứng cho thấy tiêm kích F-16 của Không quân Pakistan đã bị bắn hạ là ngụy tạo.
Thiếu tướng Asif Ghafoor - người phát ngôn Quân đội Pakistan đã tuyên bố Ấn Độ hoàn toàn sai lầm khi không đưa ra được bằng chứng xác thực về việc có 1 tiêm kích F-16 của Không quân Pakistan đã bị MiG-21 Bison bắn hạ hôm 27/02 trong 1 trận không chiến trên vùng trời bang Jammu và Kashmir tranh chấp.
Viết trên tweet, tướng Asif Ghafoor tuyên bố rằng:
"Những hình ảnh từ dữ liệu radar của Ấn Độ là giả mạo, chẳng nói lên điều gì. Thay vì đưa ra bằng chứng một cách chuyên nghiệp cho thấy F-16 đã bị bắn hạ thì IAF tỏ ra quá non. Thực tế là Pakistan đã bắn hạ 2 chiếc tiêm kích của Không quân Ấn Độ, các mảnh xác đều được tìm thấy trên mặt đất".
Tiêm kích F-16 do Mỹ chế tạo.
Không quân Pakistan phản ứng gần như ngay lập tức sau khi Không quân Ấn Độ chưng ra cái gọi là "bằng chứng" từ dữ liệu radar về trận không chiến quần vòng giữa tiêm kích F-16 Pakistan và MiG-21 Ấn Độ. Theo New Delhi, đây là "bằng chứng không thể chối cãi" rằng tiêm kích F-16 đã thực sự bị bắn hạ, Islamabad không thể phủ nhận.
Trước đó tờ Tạp chí Foreign Policy cho biết các quan chức quốc phòng Mỹ đã kiểm đếm các máy bay F-16 ở nhiều căn cứ không quân khác nhau của Pakistan và kết luận không thấy có chiếc nào "bị thất lạc".
Trận không chiến quyết liệt kể trên giữa IAF với Không quân Pakistan diễn ra hôm 27/02/2019, khi Không quân Ấn Độ tổ chức một đợt không kích nhằm vào trại của nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed ở Balakot trong lãnh thổ Pakistan bên kia đường ranh giới kiểm soát (LoC).
Paistan tuyên bố họ đã bắn hạ 2 MiG-21 của đối phương, trong khi đó Ấn Độ chỉ thừa nhận họ mất có 1 chiếc đồng thời khẳng định Không quân nước này cũng đã bắn hạ thành công 1 tiêm kích F-16 của PAF.