Một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature cho thấy, hàm lượng oxy trong nước biển đã giảm tới hơn 2% trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 2010.
Theo dự báo, hiện tượng này sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự sống của các loài sinh vật biển và từ đó tạo nên những tác động to lớn đến hoạt động sinh sống của con người.
"Đây là lần đầu tiên chúng ta ghi lại được sự phân bố cũng như các thay đổi của lượng khí oxy trong nước biển trên phạm vi toàn cầu.
Hàng loạt con số ấy sẽ là bước tiền đề quan trọng giúp nhân loại dự đoán một cách chính xác hơn về những điều sẽ xảy ra đối với môi trường biển trong giai đoạn tương lai", một thành viên thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.
Người dân đang đi nhặt tảo chết dạt vào bờ biển ở huyện Thanh Đảo, Trung Quốc. Ảnh: CNN.
Nếu dành thời gian để nhìn nhận thật kĩ về vấn đề trên, chúng ta sẽ cảm thấy con số 2% cũng không phải là nhỏ so với sự biến đổi của môi trường sinh thái biển, nhất là với những hệ sinh thái biển gần bờ.
Nhưng đó chỉ là mức dự tính trung bình cho mọi vùng biển trên toàn thế giới và dĩ nhiên, hàm lượng khí oxy trong nước biển vẫn được phân bố đồng đều ở khắp mọi nơi.
"Tại một số vùng biển nhất định, ví dụ như khu vực Bắc Băng Dương và bắc Thái Bình Dương đang xảy ra tình trạng suy giảm hàm lượng khí oxy nghiêm trọng hơn rất nhiều", nhóm nghiên cứu nhận định.
Nguyên nhân của hiện tượng suy giảm được các nhà khoa học xác định là do sự biến đổi khí hậu toàn cầu và sự nóng lên đột ngột của Trái Đất.
"Khi nước biển nóng lên, lượng khí oxy có thể hòa tan trong mỗi đơn vị thể tích sẽ lập tức giảm mạnh. Từ đó, hàm lượng khí oxy có trong nước biển cũng bị thất thoát đi đáng kể", một nhà khoa học chia sẻ.
Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ đóng góp khoảng 15% tổng lượng suy giảm khí oxy trong nước biển mà thôi.
Sự nóng lên đột ngột của Trái Đất đã dẫn tới sự suy giảm lượng khí oxy trong nước biển. Ảnh: Internet.
Tình trạng nước biển đang ngày càng trở nên phân tầng cũng là một hệ lụy từ hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cụ thể, khi băng ở Bắc Cực tan ra sẽ làm giảm nhiệt độ nước biển ở tầng dưới trong khi nhiệt độ nước biển ở tầng trên lại tiếp tục tăng cao.
Sự chênh lệch về nhiệt độ này có khả năng ngăn cản khí oxy xâm nhập từ mặt biển xuống tầng biển bên dưới, khiến hàm lượng khí oxy có trong nước biển ngày càng giảm thấp hơn.
Sinh vật duy nhất vẫn có thể phát triển bình thường trong môi trường nước biển mà không cần đến khí oxy chính là những loài vi khuẩn hay sinh vật phù du như khuẩn plankton.
Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển nhanh chóng của chúng lại càng gây suy giảm hàm lượng khí oxy có trong nước biển, và thậm chí là tạo thành những vùng biển chết.
Nhóm nghiên cứu phân tích: "Do hàm lượng khí oxy quá thấp nên vô số loài cá sẽ chẳng thể phát triển bình thường được, từ đó gây ảnh hưởng to lớn tới cả hệ sinh thái biển lẫn nền kinh tế và an ninh lương thực của con người.
Một số loài vi khuẩn hoặc sinh vật phù du còn tạo ra khí NO, một loại khí trơ có thể tồn tại suốt thời gian dài trong khí quyển, góp phần gây cho hiệu ứng nhà kính mạnh hơn cả khí CO2".
Nói cách khác, sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đối với mực nước biển sẽ tiếp tục khiến hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu trở nên trầm trọng hơn.
Tại khu vực Bắc Băng Dương và Bắc Thái Bình Dương đang xảy ra tình trạng suy giảm hàm lượng khí oxy nghiêm trọng. Ảnh: Internet.
Cuối nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã đưa ra cái nhìn tiêu cực về tương lai của hệ sinh thái biển cũng như những ngư trường truyền thống do con người làm chủ.
"Biển cả giống như một mặt gương phẩn chiếu sức khỏe của nhân loại. Nếu biển cả bị ốm và dần chết đi thì đó cũng chính là tương lai của loài người.
Đồng thời, hàm lượng khí oxy trong nước biển và sự nguy hại của khí NO vẫn chưa hề được dư luận đánh giá đúng mức".
Nguồn: CNN