Bị Cung Lê "quần" cho tơi tả
Giới võ lâm Trung Quốc đặt kỳ vọng đây sẽ là màn "long tranh hổ đấu" và Na Thuận sẽ giành một chiến thắng oanh liệt trước Cung Lê.
Nhưng rồi, những niềm hy vọng được thổi bùng lên sớm bị dập tắt trước sức mạnh như vũ bão của Cung Lê. Thế trận đã diễn ra một chiều theo hướng áp đảo hoàn toàn dành cho võ sĩ gốc Việt.
Bước vào hiệp đầu tiên, khi Na Thuận chưa kịp tấn công thì đã liên tiếp bị Cung Lê quật ngã phải nằm sấp xuống sàn. Người Trung Quốc bắt đầu cảm thấy lo lắng bởi Na Thuận dù là "Ông vua làng vật" nhưng lại để đối thủ áp đảo bằng chính những kỹ thuật của môn vật.
Sang hiệp 2, thế trận vượt trội dành cho Cung Lê vẫn không thay đổi. Với sự hưng phấn lên cao, Cung Lê liên tục tung ra những cú đánh ăn điểm và ít nhất 2 lần nữa khiến đối thủ nằm sàn.
Cung Lê nhiều lần khiến đối thủ nằm sàn.
Ngược lại, Na Thuận dù rất cố gắng nhưng anh chỉ tung ra được một số cú đấm đá thiếu uy lực và bị hóa giải quá dễ dàng.
Khi tiếng còi kết thúc hiệp 2 vàng lên, Cung Lê đã tự vỗ tay vào ngực để ăn mừng bởi anh biết chắc rằng mình không thể bị đánh bại.
Cung Lê dùng đòn chân "cắt kéo" của Vovinam để quật ngã Na Thuận.
Cho đến hiệp 3 (hiệp cuối), mọi thứ càng trở nên an bài bởi Na Thuận đã không thể tung ra được bất kỳ một cú đánh trúng đích nào.
Ngược lại, Cung Lê thừa thắng xông lên, liên tục dồn ép đối thủ vào góc đài và tung ra những cú đấm ăn điểm. Thậm chí ở thời điểm cuối hiệp 3, đã có tới 2 lần Cung Lê dùng đòn chân "cắt kéo" sở trường của môn Vovinam để khiến Na Thuận phải ngã dúi dụi.
Cung Lê đã giành chiến thắng quá thuyết phục trước đối thủ Trung Quốc.
Trận đấu kết thúc, Cung Lê thắng tuyệt đối với cách biệt điểm số 9-0. Trong khi đó, Na Thuận chỉ còn biết cúi đầu thừa nhận thất bại mà chẳng thể nói được một lời.
Tham vọng bị dập tắt của vị "Ông vua" làng vật Trung Quốc
Ở Trung Quốc, Na Thuận (Na Shun) từng được ca ngợi là "Ông vua" trong làng vật với sức khỏe như vâm.
Sinh năm 1976 tại Mông Cổ nhưng võ sĩ này lại sớm nhập tịch Trung Quốc mới mục đích chọn quốc gia rộng lớn này làm nơi để gắn bó và phát triển sự nghiệp.
Sau những thành tựu ở môn vật, Na Thuận bắt đầu tập luyện tán thủ và boxing, gặt hái được bảng thành tích "rực rỡ" ở các võ đài kickboxing với việc thượng đài 58 trận, thắng tới 56, chỉ thua 2.
Dù không quá lợi thế ở thể hình (anh cao 1,78, nặng 80 kg) nhưng Na Thuận sở hữu những khối cơ bắp cuồn cuộn cùng sức chịu đòn rất đỗi lì lợm.
Sau "vốn liếng" có phần rất đẹp đẽ và hào nhoáng đó, võ sĩ Trung Quốc ngày càng được truyền thông ca ngợi lên tận mây xanh.
Sẵn có bản tính hiếu thắng trong người, Na Thuận quyết tâm chinh phục các võ đài thế giới, để chứng minh rằng danh hiệu "Ông vua" mà làng võ đặt cho mình chẳng phải là danh bất hư truyền.
Na Thuận từng được ca ngợi là "Ông vua" làng vật và là cao thủ kickboxing Trung Quốc.
Cho đến năm 1999, Na Thuận đã xin "lĩnh ấn" để trở thành người tiên phong trong cuộc "chinh phạt" ở sự kiện đại hội võ thuật diễn ra tại Honolulu, Hawaii.
Thời điểm đó, làng võ ở khắp quốc gia đông dân nhất thế giới đã rất kỳ vọng Na Thuận có thể chứng minh cho khắp năm châu bốn biển thấy rằng, kung-fu Trung Quốc mới là thứ võ công vô địch thiên hạ.
Năm 2009, tay đấm nổi tiếng làng đấm UFC Rear Naked Choke từng nói:
"Tôi không ngạc nhiên khi chúng ta không thấy các võ sĩ Tán thủ Trung Quốc thành công ở các giải MMA. Để nói tới một võ sĩ châu Á, người đầu tiên tôi nghĩ đến chính là Cung Lê".
Nhưng rốt cục, với việc để thua sấp mặt trước Cung Lê, họ bắt đầu ngộ ra rằng mình đã quá ảo tưởng sức mạnh vào bản thân và danh hiệu "Ông vua" kia hóa ra cũng chỉ là "hữu danh vô thực"…
Ngược lại với Cung Lê, sau chiến thắng quá đỗi ấn tượng này, anh đã không chỉ giành đai vô địch tán thủ thế giới, bảo vệ thành tích bất bại mà còn dạy cho người Trung Quốc một bài học ngay trên chính môn võ mà họ vẫn tự nhận mình là "bá chủ thiên hạ".