Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Cam kết khí hậu mới, tham vọng hơn
Theo SCMP, cuối tuần trước, phát biểu trước Hội nghị Thượng đỉnh về những Tham vọng Khí hậu, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, vào năm 2030, Trung Quốc sẽ cắt giảm lượng phát thải carbon "ÍT NHẤT" 65% so với năm 2005. Mục tiêu này cao hơn so với cam kết trước đó của ông là cắt giảm lượng phát thải "CAO NHẤT" là 65%.
Ông Tập cũng cho biết, Trung Quốc sẽ tăng lượng năng lượng tạo ra từ nhiên liệu không hóa thạch từ 20% lên 25%. Cùng với đó là cam kết tăng độ che phủ rừng thêm 6 tỷ mét khối và tăng khả năng của năng lượng gió và mặt trời ở Trung Quốc lên ít nhất 1.2 tỷ kilowatt trong thập kỷ tới. Nhã lãnh đạo Trung Quốc cam kết sẽ đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060.
Trung Quốc đóng góp 1/4 lượng khí thải nhà kính của thế giới, chính vì thế, các cam kết của nước này rất quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hàng thông tấn Tân Hoa Xã (Trung Quốc) cuối tuần trước đăng bài xã luận ca ngợi cam kết mới của Trung Quốc là sự thể hiện "tham vọng và quyết tâm từ một cường quốc toàn cầu."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chia sẻ trên Twitter rằng Trung Quốc sẽ "tôn trọng các cam kết của mình" và "đóng góp nhiều hơn nữa vào việc giải quyết biến đổi khí hậu toàn cầu".
Cam kết của Trung Quốc là vô cùng quan trọng. Ảnh: AFP
Các nhà máy điện than vẫn "mọc đều"
Tuy nhiên, các nhà quan sát khí hậu độc lập thúc giục Trung Quốc đẩy nhanh quá trình loại bỏ khí carbon trong thời gian ngắn để có thể đạt được những mục tiêu dài.
Trưởng đại diện của Trung Quốc cho nhóm luật môi trường châu Âu ClientEarth, ông Dimitri de Boer cho biết, những cam kết mới nhất của ông Tập là "phù hợp với kỳ vọng".
"Tôi tin tưởng rằng Trung Quốc có thể đạt được những mục tiêu này và hy vọng còn vượt qua những mục tiêu ấy. Tuy nhiên, điều này có nghĩa, lượng khí thải sẽ phải giảm rất nhanh sau năm 2030, vì thế, nếu quá trình chuyển đổi lớn được bắt đầu từ bây giờ thì sẽ hợp lý hơn về mặt kinh tế."
Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng sau khi ký kết thỏa thuận Khí hậu Paris vào năm 2015. Vào hồi tháng 9/2020, chủ tịch Tập Cận Bình cam kết sẽ đạt mức phát thải cao nhất vào năm 2030 để đạt được mức độ trung hòa carbon trong 30 năm sau đó.
Ông De Boer cho biết, quá trình giảm thiểu carbon nên bắt đầu sớm hơn bởi nó sẽ làm tăng rủi ro cho những nhà đầu tư vào các nhà máy than do các nhà máy này sẽ trở nên không kinh tế trong tương lai gần.
Tuy nhiên, dữ liệu khảo sát từ Cơ quan Giám sát Năng lượng Toàn cầu và Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch năm nay cho thấy, trong giai đoạn giữa tháng 6, Trung Quốc đã phê duyệt việc xây dựng nhiều nhà máy điện than hơn so với cả năm 2018 và 2019 cộng lại. Các nhà máy mới có công suất gần 250 gigawatts - nhiều hơn tổng sản lượng từ các nhà máy nhiệt điện than ở Ấn Độ hoặc Mỹ.
Trung Quốc đã không đặt ra các giới hạn tuyệt đối về lượng khí thải carbon dioxide của mình hoặc đặt mục tiêu hạn chế việc sử dụng than đá.
Nước đi chiến thuật
Giám đốc điều hành công ty năng lượng tái tạo Sindicatum Renewable Energy ông Assaad Razzouk cho biết, đây là những "điều mang tính chiến thuật có thể mang lại cho Trung Quốc sự linh hoạt" mà nước này sẽ tận dụng trong khi chờ xem tình trạng biến đổi khí hậu của Mỹ sẽ nghiêm trọng thế nào.
Ông Razzouk bổ sung: "Trên thực tế, Trung Quốc đang xây dựng các nhà máy than nhưng có lẽ không sử dụng chúng, với tỷ lệ sử dụng giảm xuống mức thấp kỷ lục dưới 50% và sẽ còn giảm nữa khi lượng năng lượng tái tạo đang tăng lên. Ngoài ra, việc làm sạch không khí của Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc đóng cửa các nhà máy điện than trong vòng lâu nhất là 2 thập kỉ nữa."
Tháng trước, cố vấn cấp cao Bộ Môi trường Xie Zhenhua cho biết, Trung Quốc đã hạn chế tài chính cho các sự án liên quan đến than và sẽ làm nhiều hơn nữa trong 5 năm tới. Ông nói: "Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 – 2025), chúng tôi có thể sẽ bắt đầu hạn chế và cấm phát triển thêm các nhà máy điện than và nhiệt điện than.
Mời độc giả theo dõi chúng tôi trên MXH Lotus: