Ông Putin đã dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ "một bài học nhớ đời": Hãy biết mình là ai!

Anh Tú |

Nga là quốc gia đồng minh theo hiệp ước của Armenia nên Thổ Nhĩ Kỳ không thể tùy tiện hành động ở Nagorno-Karabakh mà cố tình “phớt lờ” đi vai trò này của Nga.

Không quân Nga túng cú đánh bất ngờ ở Syria

Chiến sự ở tỉnh Idlib, phía Tây Bắc Syria đã yên ắng trong vài tháng nhưng bất ngờ bùng phát trở lại trong tuần qua khi Không quân Nga tiến hành cuộc tấn công tiêu diệt khoảng 80 tay súng phiến quân trung thành với Thổ Nhĩ Kỳ tại đây.

Cuộc tập kích vào trại huấn luyện của lực lượng phiến quân Failak al Sham do Ankara hậu thuẫn chỉ cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vài km rõ ràng là một đòn giáng trả nặng nề đối với quân nổi dậy.

Tuy nhiên, ẩn ý đằng sau trận không kích táo bạo và quyết liệt này lại lại chính là thông điện mạnh mẽ mà Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn gửi tới Thổ Nhĩ Kỳ. Nó được đánh giá không khác gì một lời tuyên chiến!

Moscow một mặt đang gia tăng sức ép đối với Ankara ở Syria nhưng mặt khác cũng cảnh báo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về những hành động can thiệp vào xung đột tại vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh giữa Armenia - Azerbaijan.

Ông Putin đã dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ một bài học nhớ đời: Hãy biết mình là ai! - Ảnh 1.

UAV TB-2 của Azerbaijan do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp theo dõi và tấn công một xe tăng T-72 của Armenian trên chiến trường Nagorno-Karabakh

Vì lợi ích quốc gia mỗi nước, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp tác cùng nhau trong cuộc chiến ở Syria mặc dù Moscow và Ankara đều ủng hộ các phe đối lập khác nhau.

Cho đến nay, sự hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai bên: Nga đã có thể phần nào tách một thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi phương Tây còn Thổ Nhĩ Kỳ cũng theo đuổi được lợi ích riêng của mình ở Syria.

Đầu tháng 3/2020, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đạt được thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn giữa các đồng minh của họ ở Syria, nhằm ổn định tình hình tại Idlib.

Tống thống Putin đã dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ một bài học?

Tuy nhiên, thời gian gần đây, các máy bay chiến đấu của Nga và Syria lại tiếp tục tung ra nhiều cuộc tấn công hơn trong khu vực. Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã phải rút khỏi một số trạm quan sát ở Idlib.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad luôn tỏ rõ quyết tâm giành lại quyền kiểm soát Idlib. Cách đây vài ngày, lần đầu tiên sau một thời gian dài ông Assad đã bổ nhiệm một thống đốc cho tỉnh Tây Bắc này. Điều đó phù hợp với tuyên bố khôi phục toàn bộ quyền thống trị Syria của ông.

Như vậy, cuộc không kích vừa qua có sự phối hợp giữa Quân đội Chính phủ Syria và sức mạnh Không quân của đồng minh Nga đã cho thấy rõ một điều: Bất kì kẻ nào dám chống lại quyết tâm trên sẽ phải cảm nhận được “sức mạnh quân sự của chính quyền Assad”. Moscow đã góp sức cho Damascus thực hiện được điều này.

Ông Putin đã dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ một bài học nhớ đời: Hãy biết mình là ai! - Ảnh 2.

Trong xung đột ở Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ cần xác định đúng vai trò của Nga. Ảnh: AFP

Các cuộc tấn công mới của Không quân Nga và Quân đội Syria ở Idlib có khả năng sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ gặp thêm nhiều rắc rối. Lực lượng dân quân Failak al Sham là đối tác quan trọng của Ankara tại tỉnh này và đã tham gia vào các hoạt động can thiệp quân sự ở miền Bắc Syria cùng với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây.

Thổ Nhĩ Kỳ từng nhiều lần cam kết với Moscow sẽ chế ngự các nhóm cực đoan tại Idlib nhưng nhóm khủng bố HTS, một chi nhánh của Al-Qaeda ở Syria vẫn kiểm soát phần lớn diện tích địa phận này và cho đến nay vẫn chưa hề “bị đụng chạm đến”.

Kerim Has, chuyên gia về quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Moscow đã chờ đợi cơ hội tấn công từ lâu. Việc Ankara không thể kìm chân các phần tử Hồi giáo cực đoan đã tạo ra một cái cớ không thể hợp lý hơn để Moscow thể hiện sức mạnh của mình ở Idlib.

Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cũng muốn chứng tỏ cho nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thấy những giới hạn của ông ở cuộc xung đột Nagorno-Karabakh. Việc Ankara đứng về phía Azerbaijan can thiệp vào cuộc xung đột Nagorno-Karabakh đã khiến người ta phải đặt ra câu hỏi về vị trí của Nga trên cương vị một cường quốc có khả năng gìn giữ trật tự ở Caucasus.

Nga là quốc gia đồng minh theo hiệp ước của Armenia. Ankara không thể tùy tiện hành động ở Nagorno-Karabakh mà cố tình “phớt lờ” đi vai trò này của Nga.

Vì vậy, cuộc tấn công bất ngờ ở Idlib đầu tuần qua cần được hiểu là một thông điệp cứng rắn mà Moscow muốn dành cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara nên nhớ rằng trong tay Nga vẫn đang nắm giữ những quân bài có thể lật ngược tình thế và làm thay đổi cuộc chơi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại