Ông Medvedev cảnh báo đáng sợ: Cuộc sống phương Tây sẽ biến thành "cơn ác mộng thường trực"

Duy Anh |

Phương Tây áp đặt hàng nghìn lệnh trừng phạt, biến Nga trở thành quốc gia bị trừng phạt nặng nề nhất thế giới.

Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin

Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ông Medvedev cảnh báo phương Tây

Hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin, Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, Moscow nên phản ứng mạnh mẽ trước các lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách biến cuộc sống ở phương Tây trở thành "cơn ác mộng thường trực" và gây thiệt hại tối đa cho các nước không thân thiện.

Ông Medvedev chia sẻ trên kênh Telegram của mình rằng: "Chúng ta nên cố gắng mỗi ngày để gây ra nhiều thiệt hại nhất có thể cho những quốc gia đã áp đặt những hạn chế đối với đất nước và công dân của chúng ta. Hãy đánh vào chỗ đau của họ."

Ông Medvedev tiếp tục: "Gây thiệt hại ở khắp mọi nơi, làm tê liệt hoạt động của các công ty và các cơ quan chính phủ của họ. Tìm ra lỗ hổng trong công nghệ quan trọng của họ và tấn công không thương tiếc. Theo nghĩa đen, phá hủy ngành năng lượng, công nghiệp, giao thông, ngân hàng và các dịch vụ xã hội của họ."

"Hãy biến cuộc sống của họ thành một cơn ác mộng thường trực," ông Medvedev kết luận.

3072.webp

Ảnh: Reuters

"Lỗ hổng trừng phạt" của phương Tây

The Guardian (Anh) đưa tin, kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, phương Tây đã áp đặt hàng nghìn lệnh trừng phạt đối với Nga, biến nước này trở thành quốc gia bị trừng phạt nặng nề nhất thế giới.

Các lệnh trừng phạt này nhằm mục tiêu vào mọi ngành từ tài chính cá nhân đến các ngành công nghiệp chính của nền kinh tế. Các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm mục đích cô lập người tiêu dùng Nga, khiến các thương hiệu lớn của nước ngoài phải ngừng hoạt động tại nước này.

Tuy nhiên, The Guardian nhận định, 2 năm trôi qua, nền kinh tế Nga đang cho thấy khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên và được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn hầu hết các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới.

Với những nỗ lực gia tăng áp lực vào nền kinh tế Nga, Mỹ hôm 12/6 cho hay, họ sẽ công bố một loạt các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu tại cuộc họp G7 ở Ý trong tuần này.

Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm suy yếu nguồn lực cho ngành quân sự của Nga”.

Mỹ sẽ nhắm mục tiêu vào các tổ chức tài chính giúp chuyển hàng nhập khẩu liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Các biện pháp trừng phạt này có thể sẽ giáng đòn cả vào những quốc gia chưa áp đạt lệnh trừng phạt hoặc đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho Nga.

ftcms_a2e9d1a7-30ee-4180-9008-0ee4fa95668b.avif

Ảnh: Getty

Các nhà nghiên cứu cho biết, dữ liệu từ Hải quan Nga cho thấy, nhập khẩu ở Nga đang phục hồi gần bằng mức trước chiến dịch quân sự ở Ukraine. Những hàng nhập khẩu này đã giúp duy trì các ngành công nghiệp dễ bị tổn thương của Moscow như hàng không và công nghiệp ô tô.

Các nhà quan sát gọi đây là "lỗ hổng trong trừng phạt" Nga khi mọi thứ từ chất bán dẫn, linh kiện máy bay đến linh kiện điện thoại đều có thể được chuyển hướng và tái xuất khẩu sang Nga qua các công ty ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc UAE, hoặc qua Armenia, Kazakhstan và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác.

Robin Brooks, thành viên cấp cao tại Viện Brookings nhận xét: "Việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã phơi bày một cuộc khủng hoảng về quản trị ở EU."

Trừng phạt Nga khiến EU phương Tây thiệt hại

Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng quân đội Nga đã khai thác những lỗ hổng này để có được công nghệ quân sự quan trọng của phương Tây. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu quốc phòng Royal United Services, hơn 450 thành phần do nước ngoài sản xuất đã được phát hiện trong vũ khí Nga được tìm thấy ở Ukraine.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Financial Times, Chủ tịch Trung tâm Hàng hóa Đa quốc gia Dubai, ông Hamad Buamim cho biết, các biện pháp trừng phạt đối với Nga không có tác dụng ra ngoài phương Tây và những nỗ lực nhằm ngăn chặn dòng chảy kinh doanh của Nga chỉ chuyển hướng dòng chảy này đi nơi khác.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại