Nhiều di vật văn hóa bằng vàng được tìm thấy tại ngôi nhà. (Ảnh: Sohu)
Bảo vệ di vật văn hóa luôn là bài toán khó đối với chức trách Trung Quốc bởi vì hầu hết các di vật tìm thấy đều được người dân phát hiện. Nếu họ hiểu được tầm quan trọng của các di vật này sẽ lập tức trình báo lên trình quyền, còn không họ đem bán chúng nhằm phục vụ lợi ích cá nhân.
Hình ảnh ông lão đốn củi được dựng lại. (Ảnh: Sohu)
Sự việc xảy ra vào năm 1980, trong khi lên núi đốn củi, ông lão vô tình tìm thấy một “ngôi nhà vàng”. Đối diện với lợi ích trước mắt, ông liền thông báo cho người nhà và bí mật vận chuyển số vàng về nhà ngay trong đêm không để bất kỳ ai phát hiện. Ông cùng gia đình quyết định giấu kín chuyện này, đợi thời cơ tiêu thụ số vàng và thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.
Tuy nhiên, vào thời điểm những năm 1980, Trung Quốc không còn sử dụng vàng trong trao đổi hàng hóa và chỉ có tiền giấy mới được phép lưu hành.
Nằm giữ lượng lớn vàng trong tay không thể tiêu được, ông lão thiếu hiểu biết mang chúng đến ngân hàng để đổi lấy tiền giấy. Ông không hề biết rằng hành vi này của mình như đang chủ động phô bày toàn bộ sự thật.
Đây là những di vật của Trương Thông Nho. (Ảnh: Sohu)
Sau khi ngân hàng tiến hành kiểm tra đã nhận thấy số vàng ông lão mang đến đổi rất khác so với vàng đang có trên thị trường hiện nay, họ ngay lập tức báo lên cấp trên.
Nhận được trình báo, cảnh sát lập tức dẫn chuyên gia đi tìm ông lão và yêu cầu ông mang số vàng ra nhận dạng thì phát hiện chúng đều thuộc về một số di tích văn hóa cổ.
Dựa vào những ký tự đặc biệt được khắc trên một thỏi vàng, chuyên gia xác nhận, chúng là những di vật của Trương Thông Nho, một anh hùng trong cuộc nổi dậy An Thạch thời nhà Đường.
Đem những di vật thuộc về nhà nước về làm sở hữu tư nhân là một hành động bất hợp pháp. Sự thật phơi bày, ông lão cùng gia đình bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc về tội buôn bán di vật văn hóa.