Kể từ sau sự việc bắn rơi Su-24 vào năm 2015 mối quan hệ song phương giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng, thậm chí bên bờ vực xảy ra cuộc xung đột quân sự. Tuy nhiên cho tới thời điểm này mối quan hệ giữa hai nước đang dần được thiết lập và trở nên tốt đẹp. Trước đề nghị này của Ankra khiến Moscow đau đầu.
Cơ quan tham mưu và Tổng thống Putin đang xem xét khả năng bán hay không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Việc bán S-400 cho Trung Quốc khi mối quan hệ của họ đang trở thành hợp tác chiến lược toàn diện, hay bán cho Ấn Độ khi mối quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực đang rất tốt, còn trước đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ khiến Putin phải suy nghĩ, bởi vì mối quan hệ của họ vẫn còn mâu thuẫn ít nhiều, đôi khi rất phức tạp hơn nữa Thổ Nhĩ Kỳ còn là đồng minh của Mỹ.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn là một thành viên của NATO, có truyền thống hỗ trợ nhóm Azerbaijan trong cuộc xung đột Karabakh (trong khi Nga đặt các đơn vị lực lượng vũ trang của mình, bao gồm cả hàng không tại Armenia), tiến hành hoạt động quân sự riêng của mình ở Syria, và không có sự đồng ý của chính phủ hợp pháp Bashar al-Assad.
Hơn nữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có quan điểm khác nhau trong việc quyết định số phận của chế độ của ông Bashar al-Assad. Vì vậy sẽ rất khó có thể biết được điều gì sẽ xảy ra sau khi tiêu diệt hoàn toàn IS ở khu vực Trung Đông.
Hơn nữa, hiện tại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang chiến đấu với các đơn vị của những kẻ khủng bố và lực lượng người Kurd, những lực lượng này gần như không có máy bay chiến đấu riêng.
Vì vậy việc ông Erdogan muốn mua các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại bấc nhất thế giới S-400 khiến nhiều người nghi ngờ. Họ dùng hệ thống phòng thủ này để chống lại ai?
Chuyên gia quân sự, Giám đốc trung tâm phân tích toàn cầu, ông Igor Korotchenko trong một cuộc phỏng vấn đã cho biết rằng, trong thời đại hiện nay bất cứ quốc gia nào để cảm thấy an toàn cần phải có hệ thống phòng thủ đủ mạnh, đáng tin cậy nhằm chống lại các mối đe dọa từ các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột, khủng bố...
Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng cần thiết có hệ thống phòng thủ tên lửa.
Trong thực tế, hiện nay trên thị trường xuất khẩu trong lĩnh vực các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa chi có Nga và Mỹ. Nga có hai hệ thống đó là S-400 và các phiên bản khác nhau của S-300, đặc biệt là phiên bản cuối cùng của S-300 dành cho xuất khẩu với tên gọi Antey-2500.
Còn Mỹ có tổ hợp phòng thủ tên lửa THAAD hoặc Patriot PAC-3. Ngoài ra Trung Quốc cũng sở hữu hệ thống phòng thủ FD-2000, tuy nhiên phiên bản này được cho là bản sao chép không đầy đủ S-300 của Nga. Do vậy Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn giữa Nga và Mỹ.
Đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được phía Nga xem xét cẩn thận. Chuyên gia này cũng khuyên rằng, thực tế Thổ Nhĩ Kỳ không nên tham gia hay ủng hộ của các ngành công nghiệp quân sự của Mỹ và NATO để tăng khả năng phòng thủ riêng của mình. Việc trang bị các hệ thống phòng thủ mới sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ chính trị-quân sự với các nước NATO khác.
Ngoài ra, họ cũng khó có thể mua Patriot của Mỹ, bởi vì hiện tại mối quan hệ với Hoa Kỳ không thực sự tốt, và chỉ cần một tính toán sai lầm họ dễ dàng nhận các biện pháp trừng phạt và không thể nhận được phụ tùng thay thế. Do đó, Ankara sẽ phải lựa chọn cẩn thận những gì cần mua.
“Trong cuộc gặp vừa qua với Putin, Erdogan đã thể hiện sự quan tâm của họ tới hệ thống phòng thủ của Nga. Có thể đạt tới việc ký hợp đồng hay không điều này chưa thể kết luận, phía Nga sẽ xem xét đề nghị này”, chuyên gia kết luận.
Tuy nhiên, ông cũng tin tưởng rằng khả năng xuất khẩu S-400 sang các nước rất cao. Ông giải thích rằng, tất cả các loại vũ khí mới đều hướng tới hai mục đích chính – phục vụ cho quân đội và sau đó là xuất khẩu.
Đây là lĩnh vực chứng minh năng lực và khả năng của các ngành công nghiệp quốc phòng Nga và đóp góp rất lớn vào thu nhập của đất nước.
Ông Igor Korotchenko cho biết thêm, hiện tại nhà máy ở Nizhny Novgorod đã tiến hành sản xuất các hệ thống S-400, trong đó bao gồm phiên bản dành cho quân đội và xuất khẩu. Ngoài ra công ty chế tạo máy Kirov cũng đã tiến hành sản xuất các loại tên lửa phòng không có điều khiển dành cho S-400 và các hệ thống khác.
Việc mở cửa và tiến hành sản xuất hàng loạt nhằm bàn giao cho quân đội, hoàn thành hợp đồng giao hàng cho Trung Quốc và Ấn Độ cũng như phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Quyết định về việc có nên bán cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống S-400 hay không sẽ được Tổng thống Nga và đại diện các cơ quan lãnh đạo, tham mưu xem xét.
Dưới sự chủ trì của Putin, người đứng đầu Bộ Quốc phòng, cơ quan tình báo nước ngoài, Bộ ngoại giao... sẽ phân tích và đề xuất với Tổng thống và cuối cùng sẽ đưa ra quyết định, ông Igor Korotchenko kết luận.