Muhammad Sarim Akhtar có thể là một cái tên xa lạ, nhưng nếu chỉ cần gõ tên ông chú này lên Internet, chắc chắn bạn sẽ gật gù khi nhận ra ngay ông đầu trọc thất vọng khét tiếng MXH. Bức ảnh nổi tiếng này có tên là "Disappointed Muhammad Sarim Akhtar" hoặc "Disappointed Cricket Fan", tạm dịch là "Người đàn ông thất vọng".
Vào ngày 12/6/2019, bức hình "huyền thoại" này đã được chụp tại một trận đấu cricket giữa đội tuyển Pakistan gặp đội tuyển Australia trong khuôn khổ giải Cricket World Cup 2019. Tuy nhiên, vì chơi không tốt trong trận đấu đó, đội tuyển Pakistan đã nhận thua trước Australia.
Bức ảnh làm nên tên tuổi Muhammad Sarim Akhtar
Sau tình huống Asif Ali của tuyển Pakistan bỏ lỡ 1 cú bắt bóng, một khán giả có tên Mohammad Akhta đã có biểu cảm thất vọng tột độ, sau khi biểu cảm này lọt vào ống kính thì nó đã nhanh chóng trở thành 1 hiện tượng trên MXH.
Dù hài hước là vậy, nhưng chẳng mấy người biết rằng chú Muhammad lại sở hữu cho mình một bản lý lịch nghề nghiệp khá ấn tượng.
Hình ảnh siêu đẹp trai cùng chiếc CV cực xịn sò trên Linkedin
Chú hiện đang là một trong những lãnh đạo của công ty PwC tại Anh - một trong "tứ trụ" công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay cùng với Deloitte, Ernst & Young và KPMG.
"Tôi là chuyên gia đảm bảo rủi ro toàn diện với các vai trò quản lý trong Quản lý rủi ro, Kiểm toán nội bộ, Điều tra gian lận, Tuân thủ và Quản lý dự án. Tôi đã cải thiện các nỗ lực giảm thiểu rủi ro trong toàn công ty và thúc đẩy năng suất nội bộ bằng cách cộng tác chặt chẽ với các nhóm chuyên gia điều hành. Tôi luôn đánh giá các thành phần của dự án bằng cách tối đa hóa việc tuân thủ các cam kết và tuân thủ thời gian biểu nhiều hơn".
Không cần nói dài, đọc đến đây thì chắc chắn chúng ta cũng biết chú Muhammad không phải dạng vừa đâu.
Hình ảnh của chú Muhammad tại bảo tàng meme Hong Kong
Vào đầu tháng 2 năm nay, được biết bức ảnh thất vọng "huyền thoại" của Muhammad Sarim Akhtar còn được treo trong Bảo tàng meme của Hong Kong. Nhiều người cho rằng bức ảnh đó xứng đáng là biểu tượng chế meme nổi tiếng nhất thế kỉ 21.