Sau khi công bố kết quả kinh doanh, Amazon đồng thời xác nhận người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành dự định rời chức CEO vào quý 3 năm nay. Bezos sẽ vẫn tiếp tục giữ chức Chủ tịch điều hành, trong khi Andy Jassy, Ttrưởng bộ phận điện toán đám mây AWS của Amazon, sẽ trở thành CEO thứ hai của tập đoàn.
Kể từ khi thành lập Amazon vào năm 1994, Bezos đã phát triển công ty từ một cửa hàng sách trực tuyến thành một gã khổng lồ thương mại điện tử (TMĐT) toàn diện và từ đó dẫn đầu sự phát triển của ngành điện toán đám mây trong tương lai. Với việc không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và lợi thế dẫn đầu, giá cổ phiếu của Amazon tiếp tục tăng vọt, năm ngoái lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD. Giá trị thị trường hiện tại là 1,6 nghìn tỷ USD và có 1,3 triệu nhân viên.
Trong giai đoạn đầu, Bezos từng nắm giữ tới 8% vốn chủ sở hữu của tập đoàn. Khi giá trị thị trường tăng vọt, người đứng đầu Amazon đã vượt qua Gates để trở thành người giàu nhất thế giới. Dù mất đi 1/4 giá trị tài sản ròng sau vụ ly hôn đình đám vào năm ngoái, nhưng nhờ giá cổ phiếu Amazon tăng (giá cổ phiếu Amazon tăng hơn 60% trong năm 2020), khối tài sản cá nhân hiện tại của Bezos vẫn trên 180 tỷ USD.
Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu và đẩy hoạt động bán lẻ vào một mùa đông lạnh giá, nhưng mang lại sự thúc đẩy rất lớn cho hoạt động TMĐT của Amazon. Trong báo cáo thu nhập quý 4 vừa được công bố, doanh thu hàng quý của Amazon là 125,56 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận ròng là 7,2 tỷ USD, tăng 121% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu mảng kinh doanh điện toán đám mây tăng 28% trong quý, đạt 12,7 tỷ USD.
Trên thực tế, khi hoạt động kinh doanh của Amazon bước vào giai đoạn tăng trưởng trưởng thành, trong 2 năm qua, Bezos không còn đầu tư nhiều tâm sức vào hoạt động thường nhật của Amazon như trước.
Trong số bốn gã khổng lồ Internet hàng đầu (Apple, Microsoft, Amazon và Google), Bezos là người sáng lập duy nhất vẫn nắm quyền điều hành công ty, người sáng lập mới nhất nghỉ hưu và là người sáng lập có vị trí CEO lâu nhất. Bezos năm nay 57 tuổi, ông thành lập Amazon năm 30 tuổi và điều hành công ty được 27 năm.
Trong khi đó, Jobs thành lập Apple vào năm 21 tuổi cùng với người bạn Steve Wozniak. Mặc dù luôn là người thống trị các sản phẩm của Apple nhưng Jobs chưa bao giờ giữ vị trí CEO cho tới khi trở lại Apple sau thương vụ mua Next. Năm 1983, ông thuê John Sculley, người giỏi bán hàng của Pepsi, làm CEO với câu nói nổi tiếng: “Muốn bán nước ngọt mãi hay muốn có cơ hội thay đổi thế giới”.
Ngay cả sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy vào năm 2003, Jobs vẫn không từ bỏ công việc và thậm chí còn che giấu bệnh trạng trong gần một năm. Trong 8 năm sau đó, Steve Jobs buộc phải nghỉ ốm hai lần do phẫu thuật và bệnh tái phát, ông chỉ có thể để COO Tim Cook tạm quyền làm CEO. Tuy nhiên, ông vẫn kiên quyết giữ chức CEO của Apple và không chính thức từ chức cho đến hai tháng trước khi qua đời, Steve Jobs qua đời vì bệnh tật ở tuổi 56.
Nếu Jobs tiếc nuối khi rời Apple vì bạo bệnh, thì việc Bill Gates từ chức CEO Microsoft hoàn toàn là áp lực từ bên ngoài. Bill Gates thành lập Microsoft vào năm 20 tuổi cùng với người bạn Paul Allen, khi từ chức CEO Microsoft vào năm 2000, ông mới 45 tuổi và điều hành công ty được 25 năm. Microsoft từng đối mặt với một vụ kiện chống độc quyền từ Bộ Tư pháp Mỹ.
Trong kỷ nguyên Ballmer sau đó, Microsoft đã từ bỏ chiến lược mở rộng mạnh mẽ. Mặc dù báo cáo tài chính liên tục đạt mức cao mới nhưng hoạt động kinh doanh không có đột phá, đồng thời đánh mất cơ hội chiến lược tại hai thị trường lớn là tìm kiếm Internet và nền tảng di động. Google và Apple đã trở thành những gã khổng lồ trong ngành. Vào thời Ballmer, giá cổ phiếu của Microsoft rơi vào thời kỳ trì trệ trong hơn một thập kỷ, và không thể lấy lại được sức sống cho đến khi Satya Nadella nhậm chức.
So với những người sáng lập Apple và Microsoft buộc phải từ bỏ, hai nhà đồng sáng lập Google có vẻ đặc biệt theo đạo Phật và việc chuyển giao quyền lực cũng diễn ra trước thời hạn. Hai nhà sáng lập Google đều là bạn học tại Đại học Stanford. Họ thành lập Google năm 24 tuổi, nhưng Page chỉ làm CEO trong 4 năm. Năm 2001, ông nghe theo lời khuyên và tuyển dụng giám đốc điều hành ngành phần mềm cấp cao Eric Schmidt đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành.
Năm 2011, Page một lần nữa trở lại vị trí Giám đốc điều hành Google và Schmidt đảm nhận vị trí Chủ tịch. Nhưng lần này Page cũng chỉ giữ chức vụ CEO trong 4 năm. Năm 2015, ông tổ chức lại Google và đưa Sundar Pichai phụ trách mảng tìm kiếm trên Internet và chuyển sang vị trí CEO của công ty mẹ Alphabet. Bốn năm sau, Page miễn cưỡng giữ vị trí CEO của công ty mẹ và Pichai vẫn là người kế nhiệm.
Điều thú vị là Microsoft và Google hoàn thành công việc kế nhiệm vào năm 2014 và 2015, những người kế nhiệm đều là người nhập cư Ấn Độ. Pichai đã gắn bó với Google trong 15 năm khi ông đảm nhận vị trí CEO của Alphabet, công ty mẹ Google. Trong cuộc chiến trình duyệt giữa Microsoft và Mozilla năm 2006, Pichai thúc giục Google phát triển trình duyệt Chrome, và cuối cùng đã vượt qua Microsoft để trở thành trình duyệt web lớn nhất vào năm 2012.
Facebook có giá trị thị trường chỉ đứng sau bốn gã khổng lồ Internet này (760 tỷ USD), nhà sáng lập Zuckerberg mới 36 tuổi và cũng có khát khao kiểm soát rất lớn. Trừ khi Facebook gặp phải một cuộc khủng hoảng pháp lý lớn và buộc phải từ bỏ như Gates đã làm, nếu không, Zuckerberg sẽ không bao giờ từ chức CEO. Ngay cả khi Zuckerberg từ chức CEO, COO Sandberg của công ty vẫn là người kế nhiệm hoàn hảo. Bà đã làm việc tại Facebook 13 năm và từng được coi là người lãnh đạo thực sự đằng sau Zuckerberg.