Oẳn tù tì: Trò chơi phổ biến thế giới này có nguồn gốc thú vị ra sao?

Nguyễn Thị Hảo |

Nguồn gốc của trò chơi này đến từ đâu?

Lần đầu tiên người ta được biết đến về trò chơi oẳn tù tì là trong cuốn sách "Wuzazu". Cuốn sách này được viết bởi nhà văn triều đại nhà Minh Trung Quốc Xie Zhaozhi. Trong đó có đề cập rằng trò chơi có từ thời nhà Hán Trung Quốc (206 TCN - 220 SCN). 

Trong cuốn sách, trò chơi này được gọi là shoushiling. Cuốn sách "Note of Liuyanzhai" của Li Rihua, một nghệ sĩ, nhà phê bình và quan chức nổi tiếng trong triều đại nhà Minh, cũng nói đến trò chơi này, gọi nó là shoushiling, huozhitou hoặc huoquan.

Oẳn tù tì: Trò chơi phổ biến thế giới này có nguồn gốc thú vị ra sao? - Ảnh 1.

Mushi-ken, trò chơi sansukumi-ken sớm nhất của Nhật Bản (1809). Từ trái sang phải: Sên (namekuji), ếch (kawazu) và rắn (hebi). (Ảnh: Wikipedia)

Những đề cập tiếp theo của oẳn tù tì được tìm thấy ở Nhật Bản, một quốc gia thường (bị nhầm lẫn) được coi là nơi sinh của trò chơi. 

Trong cuốn sách của mình, Vài suy nghĩ về trò chơi Ken ở Nhật Bản: Từ quan điểm nghiên cứu văn minh so sánh (1995), Sepp Linhart xác nhận nguồn gốc Trung Quốc của trò chơi và sự phổ biến của nó ở Nhật Bản. 

Ở phiên bản Nhật, trò chơi có một sự thay đổi nhỏ về hình thức và quy tắc. Xuyên suốt lịch sử Nhật Bản, các trò chơi tương tự như oẳn tù tì luôn được gọi là sansukumi-ken, có nghĩa là ba người sợ nhau. 

Nói một cách đơn giản, đây là những trò chơi được chơi bằng ba cử chỉ tay. Một trong những sansukumi-ken đầu tiên trở nên phổ biến trên đảo quốc Nhật Bản là mushi-ken, người chơi dùng tay để đại diện cho một con ếch (ngón tay cái), con sên (ngón tay út) và con rắn (ngón trỏ). 

Con ếch thắng con sên, sên thắng rắn và rắn thắng ếch. Một phiên bản nữa của sansukumi-ken ở Nhật Bản là Kitsune-ken. Trong trò chơi, một con cáo siêu nhiên được gọi là Kitsune đánh bại trưởng làng, trưởng làng đánh bại thợ săn và thợ săn đánh bại con cáo. Kitsune-ken, không giống như mushi-ken hay oẳn tù tì, nó được chơi bằng cách làm cử chỉ bằng cả hai tay.

Oẳn tù tì: Trò chơi phổ biến thế giới này có nguồn gốc thú vị ra sao? - Ảnh 2.

Kitsune-ken, một trò chơi sansukumi-ken khác của Nhật Bản (1774). Từ trái sang phải: Thợ săn (ryōshi), trưởng làng (shōya) và cáo (Kitsune). (Ảnh: Wikipedia)

Sự xuất hiện của oẳn tù tì phiên bản hiện đại

Sự xuất hiện đầu tiên của biểu tượng oẳn tù tì ở Nhật Bản và được gọi là Janken. Đây là một biến thể của trò chơi Trung Quốc được giới thiệu trong thế kỷ 17. Janken sử dụng các dấu hiệu Rock (đá), Paper (giấy) và Scissors (kéo) như phiên bản hiện đại mà chúng ta đang chơi. 

Vào những năm đầu thế kỷ 20, oẳn tù tì đã lây lan ra ngoài châu Á, đặc biệt là thông qua việc tăng tiếp xúc của Nhật Bản với phương Tây. Do đó, tên tiếng Anh của nó được lấy từ một bản dịch tên ba cử chỉ tay của Nhật Bản cho đá, giấy và kéo; ở những nơi khác của châu Á, cử chỉ lòng bàn tay đại diện cho trang phục vải, chứ không phải là giấy.

Sự lan truyền của oẳn tù tì

Ở Anh vào năm 1924, nó được mô tả trong một lá thư gửi cho Times như một trò chơi tay, có thể có nguồn gốc Địa Trung Hải, được gọi là "zhot". Một độc giả sau đó đã viết rằng trò chơi "zhot" rõ ràng là trò Jan-ken-pon, thứ mà cô thường thấy được chơi trên khắp Nhật Bản. Vào thời điểm này, trò chơi đủ mới lạ để khiến độc giả Anh cần giải thích.

Năm 1927, La Vie au Patronage, một tạp chí dành cho trẻ em ở Pháp mô tả một cách chi tiết, gọi nó là một trò chơi "jeu japonais" (trò chơi Nhật Bản). Tên tiếng Pháp của nó là "Chi-fou-mi", dựa trên các từ tiếng Nhật cổ có nghĩa là một, hai, ba.

Ở Mỹ, trò chơi được viết trong một bài báo của New York Times vào năm 1932 và cho rằng nó không được biết đến rộng rãi ở quốc gia này. Phiên bản năm 1933 của cuốn "Từ điển bách khoa hình ảnh về các cuộc thi" đã mô tả nó như một phương pháp phổ biến để giải quyết tranh chấp giữa trẻ em trong bài viết về Nhật Bản. Cái tên được đặt là "John Kem Po" và cuốn sách đã khẳng định rõ ràng: "Đây là một cách hay để quyết định một cuộc tranh luận, các chàng trai và cô gái Mỹ cũng muốn chơi nó."

Trò chơi đã trở thành một môn thể thao cạnh tranh với nhiều tổ chức khác nhau được hình thành ở các quốc gia khác nhau. Vào năm 2002, anh em Walker đã thành lập Hiệp hội RPS Thế giới và chính thức hóa các quy tắc cho cạnh tranh quốc tế. 

Họ đã tổ chức các giải đấu Rock, Paper, Scissors World Championships tại Toronto (Canada) hàng năm từ 2003 đến 2009, thậm chí còn được kênh truyền hình Fox Sports Net phát sóng tại một số thời điểm.

Oẳn tù tì: Trò chơi phổ biến thế giới này có nguồn gốc thú vị ra sao? - Ảnh 3.

Oẳn tù tì hiện đại (Ảnh:Internet)

Trận oẳn tù tì đắt giá

Trên thực tế, trò chơi đã xuất hiện trong một câu chuyện được công bố rộng rãi về một doanh nhân Nhật Bản tên là Takashi Hashiyama vào năm 2005. 

Năm đó, anh quyết định bán đấu giá bộ sưu tập nghệ thuật ấn tượng của mình và hai nhà đấu giá nổi tiếng đã tranh giành nhau. Anh không thể quyết định sử dụng nhà đấu giá nào trong hai nhà đấu giá, vì vậy anh đã yêu cầu đại diện của hai nhà đấu giá chơi janken để giúp anh quyết định và nhấn mạnh: "Tôi tin rằng đây là cách tốt nhất để quyết định khi cả hai đều tốt như nhau". Christie đã ra kéo và Sothbody ra giấy. 

Chiến thắng của Christie đã kiếm được cho nhà đấu giá vài triệu đô la tiền hoa hồng từ việc bán các bức tranh, khiến nó trở thành trò chơi đắt nhất về oẳn tù tì trong lịch sử.

Oẳn tù tì là một trong số ít các trò chơi sansukumi-ken vẫn được chơi ở Nhật Bản hiện đại. Không rõ tại sao oẳn tù tì lại vượt qua sự phổ biến của tất cả các trò chơi sansukumi-ken khác. Mọi người đều tin rằng sự thành công toàn cầu của oẳn tù tì đến từ sự đơn giản của nó. Không giống như các trò chơi khác, oẳn tù tì có thể được hiểu một cách dễ dàng bởi bất kỳ khán giả nào.

Bài viết sử dụng nguồn của Historydaily, wrpsa.com.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại