Ở thời Ai Cập cổ đại, có "gan cùng trời" giết loài chim này, án tử sẽ chờ bạn

Đặng Nghiêm |

Nhưng đó chỉ là chuyện trước kia, còn ngày nay thì loài chim này lại bị ghét vô cùng vì thói... bới rác của chúng.

Cò quăm (ibis bird) vốn được người Ai Cập cổ đại tôn sùng khi chúng được xem là hiện thân của thần Thoth - vị thần đại diện cho sự thông thái. Vị thần này thường xuất hiện với hình ảnh mình người thân chim.

Thần Thoth - vị thần của trí tuệ

Nếu như loài cò này chết đi, xác của chúng sẽ được ướp và bảo quản trong các hũ gốm nhỏ. Và tại thủ phủ cũ của Ai Cập - Memphis, các nhà khoa học đã phát hiện ra hàng trăm nghìn xác cò quăm được giữ trong các hũ gốm này.

Ở thời Ai Cập cổ đại, có gan cùng trời giết loài chim này, án tử sẽ chờ bạn - Ảnh 1.

Vị Thoth

Sau khi các xác ướp được tìm thấy, nhà di truyền học Sally Wasef đã thực hiện nghiên cứu về bộ mã DNA của loài chim cổ đại này.

Wasef cho biết loài cò quăm này hiện diện cho sự thuần khiết bởi bộ lông vũ trắng muốt, hình ảnh của trăng khuyết như chiếc mỏ cong của chúng.

Ở thời Ai Cập cổ đại, có gan cùng trời giết loài chim này, án tử sẽ chờ bạn - Ảnh 2.

"Người Ai cập cổ rất quý trong loài vật này, bạn có thể bị hành hình chỉ vì giết chúng. Thậm chí, xác của chúng phải được chính tay các giáo sĩ tẩm ướp." - Wasef cho biết.

"Cũng tương tự như việc thắp nến cầu nguyện trong nhà thờ, người Ai Cập cổ lại cầu nguyện những hũ đựng xác cò quăm để nhờ sự giúp đỡ hay nói lời cám ơn đến thần Thoth. Việc này được họ tin rằng cò quăm chính là hiện thân của thần Thoth ở trần gian."

Hàng nghìn năm sau, loài cò quăm hiện tại ở Úc Châu, lại không được yêu thích cho lắm chỉ vì thói... bới rác của chúng.

"Cò quăm được xem là loài phá hoại. Rất nhiều người ghét chúng vì thói lục rác tìm thức ăn và nhảy ầm ầm lên thùng rác.

Sự tôn thờ loài chim này có thể đã chấm dứt từ khi đế chế La Mã lên ngôi, kéo theo sự thay đổi rất lớn về mặt tín ngưỡng, khi người Ai Cập được truyền giáo về Thiên chúa." - Wasef chia sẻ thêm.

Ở thời Ai Cập cổ đại, có gan cùng trời giết loài chim này, án tử sẽ chờ bạn - Ảnh 3.

Thói quen bới móc "kém sang" của cò quăm

Bà cũng cho rằng tuy loài này giờ đây không còn được tôn thờ như trước, tuy nhiên vẫn có rất nhiều điều lý thú về ông tổ của chúng.

"Thật thú vị khi có thể áp dụng kỹ thuật khoa học để khám phá những điều mà lịch sử không hề ghi chép lại.

Mẫu DNA từ cò quăm cho thấy người xưa đã săn lùng loài này ở một vùng khác, và vận chuyện chúng đến Ai Cập để đáp ứng nhu cầu rất lớn tại đây."

Nguồn: Theage, BBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại