Mới đây, một báo cáo trên The Lancet cho rằng ô nhiễm chính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, khiến 9 triệu người chết năm 2015.
Tình trạng ô nhiễm tại các nước kém phát triển
Hầu hết những trường hợp tử vong do ô nhiễm tập trung ở các nước kém và đang phát triển, chiếm hơn 25% số trường hợp tử vong. Ô nhiễm nặng nhất tập trung ở Bangladesh và Somali. Brunei và Thụy Điển là hai nước có trường hợp tử vong do ô nhiễm thấp nhất.
Trong các loại ô nhiễm thì ô nhiễm không khí có ảnh hưởng lớn nhất, chiếm hơn 2/3 số trường hợp tử vong. Hầu hết những trường hợp tử vong gây ra bởi các bệnh gián tiếp từ ô nhiễm như bệnh về tim mạch, đột quỵ và ung thư phổi.
Bảng số liệu những nước có tỉ lệ tử vong do ô nhiễm cao nhất:
Tác giả nghiên cứu, giáo sư Philip Landrigan, Trường Y khoa Icahn, Mount Sinai, New York (Mỹ) cho biết: "Ngày nay khái niệm ô nhiễm không còn giới hạn trong phạm trù môi trường nữa. Do sự phát triển không bền vững của xã hội loài người, ô nhiễm gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và hạnh phúc của con người".
Yếu tố rủi ro lớn nhất chính là ô nhiễm không khí, gây nên 6,5 triệu ca tử vong trước tuổi trưởng thành. Ô nhiễm không khí ngoài trời do khí thải từ phương tiện di chuyển và ô nhiễm trong nhà (như đốt củi hoặc than củi) ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Yếu tố rủi ro lớn thứ hai là ô nhiễm môi trường nước, gây nên 1,8 triệu ca tử vong. Trong khi đó, ô nhiễm ở nơi làm việc khiến 800.000 người chết trên toàn thế giới.
Khoảng 92% số trường hợp tử vong xảy ra ở các nước nghèo và kém phát triển. Đặc biệt, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng ở những nước phát triển nhanh như Ấn Độ (chiếm vị trí thứ 5 các trường hợp tử vong do ô nhiễm) và Trung Quốc (chiếm vị trí thứ 16).
Bảng số liệu những nước có tỉ lệ tử vong do ô nhiễm thấp nhất:
Tình trạng ô nhiễm ở Anh Quốc đang tệ hơn
Ở Anh , khoảng 8% hoặc 50.000 số trường hợp tử vong có liên quan đến ô nhiễm. Theo thống kê, Anh xếp vị trí thứ 55 trong số 188 nước bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm. So với những nước phát triển khác như Mỹ và các nước châu Âu (Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Đan Mạch) thì Anh có tình trạng ô nhiễm kém hơn nhiều.
Tiến sĩ Penny Woods, Tổ chức Nghiên cứu về Phổi (Anh) nói rằng: "Ô nhiễm không khí đang ở mức cao nhất trên thế giới. Anh là một trong số những nước phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm so với Mỹ và các nước châu Âu khác".
"Phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel là một trong những yếu tố gây ô nhiễm nghiêm trọng tại Anh. Khí thải từ phương tiện vận chuyển sinh ra nhiều khí độc và bụi nhỏ, ảnh hưởng lên sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.".
Ảnh minh họa
Theo Phòng Thực Phẩm và Nông thôn thuộc Sở Môi trường (Defra), chính quyền Anh đang có kế hoạch sử dụng 3 tỷ Bảng nhằm mục đích cải thiện chất lượng không khí và giảm phát thải nguy hại.
Người phát ngôn cho biết: "Chúng tôi sẽ dừng việc buôn bán các loại xe sử dụng xăng và dầu diesel mới trước năm 2040. Ngoài ra, năm tới chúng tôi sẽ phát hành ấn phẩm liên quan đến các Đạo luật nhằm đương đầu với tình trạng ô nhiễm không khí".
Mike Hawes, Hiệp hội các nhà sản xuất và buôn bán ô tô nói rằng: "Những chiếc xe diesel mới nhất sẽ có phát thải thấp nhất trong lịch sử. Chúng tôi muốn cải thiện chất lượng không khí bằng việc áp dụng những công nghệ tối tân nhằm giảm phát thải đến mức thấp nhất".
*Theo BBC
Xem thêm: Tăng huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng