Ở nhà sàn gỗ mộc mạc, người Nhật chẳng sợ trộm đột nhập nhờ hệ thống chống trộm hiệu quả từ thế kỷ 17

Newben |

Nước Nhật từ thế kỷ 17 đã có hệ thống chống trộm cực hiệu quả dù họ chỉ ở trong những ngôi nhà lót sàn gỗ.

Từ xa xưa, Nhật Bản đã luôn tự hào về tài nghệ của những người thợ thủ công, thợ mộc. Cũng nhờ những người thợ lành nghề và tài giỏi ấy mà nước Nhật từ thế kỷ 17 đã có hệ thống chống trộm cực hiệu quả dù họ chỉ ở trong những ngôi nhà lót sàn gỗ.

Ở nhà sàn gỗ mộc mạc, người Nhật chẳng sợ trộm đột nhập nhờ hệ thống chống trộm hiệu quả từ thế kỷ 17 - Ảnh 1.

Nước Nhật từ thế kỷ 17 đã có hệ thống chống trộm cực hiệu quả dù họ chỉ ở trong những ngôi nhà lót sàn gỗ. (Ảnh: thevintagenews)

Hệ thống chống trộm đặc biệt ấy chính là sàn nhà được gọi là nightingale hay uguisubari (sàn nhà chim họa mi trong tiếng Nhật). Kỹ thuật này, được lắp đặt cho sàn nhà ở hành lang, cung điện, đền thờ hay ở ngoài phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và được xem là một cách báo trộm rất hiệu quả.

Thoạt nhìn, trông sàn nhà có vẻ bình thường, nhưng sàn nhà uguisubari khi có bước chân đặt lên sẽ phát ra âm thanh giống hệt như tiếng chim họa mi hót, cảnh báo người trong nhà, cung điện có người đến. Mỗi bước chân trên sàn nhà đều phát ra âm thanh tựa như tiếng chim họa mi, quả là một cách thức báo động rất tuyệt vời.

Để có được “máy báo trộm” từ thế kỷ 17, người Nhật đã áp dụng nguyên tắc đòn bẩy. Họ dùng những thanh khung đỡ dầm cho sàn nhà, nối với nhau bằng đinh dài, vừa chịu được lực tác động từ phía trên, đồng thời vẫn có những khoảng hở. Khi tác động lực lên sàn nhà, thanh đòn bẩy ở phía dưới sàn sẽ cọ xát với đinh, từ đó tạo nên tiếng động đặc biệt - âm thanh như chim họa mi hót.

Ở nhà sàn gỗ mộc mạc, người Nhật chẳng sợ trộm đột nhập nhờ hệ thống chống trộm hiệu quả từ thế kỷ 17 - Ảnh 2.

Để có được "máy báo trộm" từ thế kỷ 17, người Nhật đã áp dụng nguyên tắc đòn bẩy.

Ở nhà sàn gỗ mộc mạc, người Nhật chẳng sợ trộm đột nhập nhờ hệ thống chống trộm hiệu quả từ thế kỷ 17 - Ảnh 3.

Họ dùng những thanh khung đỡ dầm cho sàn nhà, nối với nhau bằng đinh dài, vừa chịu được lực tác động từ phía trên, đồng thời vẫn có những khoảng hở.

Ở nhà sàn gỗ mộc mạc, người Nhật chẳng sợ trộm đột nhập nhờ hệ thống chống trộm hiệu quả từ thế kỷ 17 - Ảnh 4.

Khi tác động lực lên sàn nhà, thanh đòn bẩy ở phía dưới sàn sẽ cọ xát với đinh, từ đó tạo nên tiếng động đặc biệt - âm thanh như chim họa mi hót.

Đây là một kỹ thuật về gỗ độc đáo có hể giúp chủ nhân ngôi nhà xác định đúng vị trí của kẻ xâm nhập bởi âm lượng của tiếng ồn.

Ở nhà sàn gỗ mộc mạc, người Nhật chẳng sợ trộm đột nhập nhờ hệ thống chống trộm hiệu quả từ thế kỷ 17 - Ảnh 5.

Nguyên tắc hoạt động của sàn nhà nightingale (Ảnh: therocketnews24)

Được biết, ví dụ điển hình nhất cho sàn nhà chim họa mi chính là Lâu đài Nijo ở Kyoto, Nhật Bản, đặc biệt là Cung điện Ninomaru trong khuôn viên lâu đài. Lâu đài Nijo được xây dựng vào thời Edo, là trụ sở chính về quân sự của Nhật Bản. Nhiều tầng của cung điện này được cất giữ các kho báu nên cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt.

Theo thần thoại Nhật Bản, sàn nhà được tạo theo phương pháp uguisubari để giúp những vệ sĩ trong lâu đài có thể đề phòng ninja. Ninja vốn là những người có lối tiếp cận rất yên tĩnh, bước chân họ rất nhẹ, thế nên sàn nhà này được thiết kế để có thể nghe được từng tiếng bước chân, dù cho nó nhỏ, nhẹ đến mức nào. Người ta nói rằng, cho đến ngày này, sàn nhà nightingale vẫn được áp dụng để bảo vệ những vị khách quan trọng.

Ở nhà sàn gỗ mộc mạc, người Nhật chẳng sợ trộm đột nhập nhờ hệ thống chống trộm hiệu quả từ thế kỷ 17 - Ảnh 6.

Cung điện Ninomaru (Ảnh: thevintagenews)

Ngoài Lâu đài Nijo, sàn nhà nightingale còn được sử dụng ở đền Chio-in (ở Higashiyama-ku), đền Eikan-do-Zenrin-Ji và đền Phật giáo Shingon ở Daikaky-Ji, Kyoto.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại