Khoảng 16h30 chiều ngày 18/3, một vụ tai nạn kinh hoàng đã diễn ra giữa xe khách 54 chỗ với xe cứu hỏa của lực lượng PCCC Hà Nội trên tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Vụ tai nạn khiến cả hai đầu xe bị phá hủy nặng nề và khiến một chiến sĩ cảnh sát PCCC tử vong và ít nhất 10 người khác bị thương. Căn cứ Điều 22 Luật Giao thông đường bộ: Quyền ưu tiên của một số loại xe thì xe cứu hỏa là xe được ưu tiên nhường đường đầu tiên.
Vụ tai nạn kinh hoàng trên tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: AutoXE.net
Trong đó nó quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới, lúc này các xe khác khi thấy tín hiệu đèn hoặc còi của xe được ưu tiên cần nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường...
Vậy ở các nước khác, liệu xe cứu hỏa có được đi ngược chiều như vậy?
Ở Mỹ và Cacada có luật gọi là "move over law" (tạm dịch: Luật nhường đường) mà theo đó các phương tiện ưu tiên như xe cứu hỏa, xe cứu thương (gọi chung là phương tiện khẩn cấp - emergency vehicle)... sẽ được các xe khác nhường đường khi đang làm nhiệm vụ.
Tương tự với luật của chúng ta, các xe khác khi thấy tín hiệu từ xe cấp cứu, cứu hỏa... cần mau chóng giảm tốc độ, tranh hoặc dừng và tấp vào bờ cho đến khi xe ưu tiên đi qua hay nhường đường cho xe ưu tiên tới từ bất cứ hướng nào, gồm cả hướng ngược chiều.
Xem video:
Các xe khác đi ngược chiều phải nhường đường bằng cách rẽ qua làn đường khác khi xe cứu hỏa đưa tín hiệu. Nguồn: Youtube/The Duece
Tại Canada, "move over law" được áp dụng đầu tiên ở Bộ Giao thông Ontario và Bộ Đường cao tốc và Cơ sở hạ tầng tỉnh Saskatchewan, tỉnh cuối cùng áp dụng luật lệ này là tỉnh Quebec (có hiệu lực từ 5/8/2012).
Tới năm 2005, tỉnh Alberta còn mở rộng phạm vi áp dụng luật lệ này khi sửa đổi trong Đạo luật An toàn Giao thông (Traffic Safety Act) của tỉnh.
Mà theo đó các phương tiện khác phải nhường đường bằng cách giảm tốc độ (tuyệt đối không đi quá 60 km/h) hoặc tấp vào bờ nếu có tín hiệu từ xe ưu tiên và tiền phạt nếu đi quá tốc độ này sẽ là gấp đôi mức thông thường khi đi quá tốc độ.
Luật "move over law" sẽ giúp đảm bảo an toàn cho mọi người. Ảnh: Mynews
Tại Mỹ, cũng có luật lệ "move over law" này mà theo đó các phương tiện giao thông phải đi vào làn đường buffer để giảm tốc độ và tránh tối đa nguy cơ va chạm với khi gặp xe ưu tiên.
Ví dụ: Nếu bạn đang đi làn bên phải và gặp một chiếc xe cảnh sát đang đỗ phía trước. Khi đó, người lái xe phải đi vào làn đường buffer bên trái để giảm tốc độ và tạo không gian đệm (buffer space) nhằm tránh va chạm với chiếc xe cảnh sát đang đỗ phía trước.
Luật lệ này được ban hành sau ở Mỹ sau một vụ tai nạn thương tâm của một nhân viên y tế ở phía nam Carolina có tên James D. Garcia ngày 28/01/1994.
Xem video:
Move Over Law. Nguồn: Youtube/New Jersey Government
Bộ Giao thông Mỹ (US Department of Transportation) và Cục Đường cao tốc Liên bang (Federal Highway Administration) đã chính thức xem luật "move over law" là luật tiêu chuẩn trên toàn bộ nước Mỹ (cũng như Canada).
Luật lệ này sẽ giúp bảo vệ những người thi hành công vụ trong các tình huống khẩn cấp và việc nhường đường cũng như giảm tối đa nguy cơ va chạm với các phương tiện ưu tiên trở thành nghĩa vụ của mỗi công dân.
Điều này không chỉ là bảo vệ những người tham gia công vụ trong các tình huống khẩn cấp mà còn là luật đề ra để bảo vệ tính mạng của tất cả mọi người, mọi công dân.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Nj.gov, Dps.mn.gov, Thinkinsure, Mynews13