Bài thuốc bí truyền chữa viêm lợi từ lá chanh
Chị Nguyễn Thị Dung trú tại Kim Giang, Hà Nội kể từ sau khi sinh con, chị hay bị nhức chân răng và viêm lợi.
Được một bác sĩ đông ý mách cho sử dụng nước sắc từ lá chanh cô đặc chấm vào răng đau, chị Dung đã làm theo. Và quả thật, những cơn đau răng đã không còn hành hạ chị nữa.
Từ đó, cả gia đình chị đều áp dụng bài thuốc lá chanh cho những lúc bị viêm lợi, viêm tủy răng. Cứ mỗi tối trước khi đi ngủ, mọi người đều lấy bông thấm nước lá chanh cô đặc chấm vào chỗ đau.
Không chỉ tiết lộ cho người thân, chị Dung còn mách bài thuốc đơn giản mà mang lại hiệu quả cao trong trị bệnh răng miệng này cho bạn bè và đồng nghiệp.
Những cơn đau do viêm lợi luôn hành hạ chị Dung.
Thạc sĩ nha khoa, bác sĩ Hoàng Thị Bích Liên – phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh Hà Nội cho biết đau răng có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do sâu răng và viêm nướu.
Trong trường hợp sâu răng, bác sĩ sẽ xử lý riêng bởi đây là bệnh lý răng miệng xuất phát từ chất đường tồn đọng lại trong khoang miệng sinh ra vi khuẩn.
Các vi khuẩn đó sẽ chuyển hóa chất đường thành axít. Axít này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Ban đầu bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhẹ nhưng để lâu có thể gây đau nhức, hoại tuỷ răng.
Còn tình trạng viêm nướu là viêm của mô mềm và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Nguyên nhân là do các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám trong nướu.
Những vi khuẩn trong các túi nướu sẽ gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau và phá hủy thêm xương. Nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ bị đau nhức răng kéo dài, thậm chí có thể bị mất răng.
Nước sắc lá chanh cô đặc rất hiệu quả trong điều trị bệnh răng miệng.
Thạc sĩ Liên cho biết các bác sĩ sẽ điều trị và người bệnh có thể điều trị kèm theo nước sắc lá chanh. Theo Đông y, lá chanh cũng là vị thuốc kháng sinh tự nhiên an toàn.
Bác sĩ Liên cho biết trước đây bệnh viện cũng đã thử nghiệm cho bệnh nhân dùng thử nước sắc từ lá chanh được thu mua từ các vườn chanh sạch của bà con nông dân. Hiệu quả cũng rất ổn định.
Ngay chính bà cũng đã áp dụng bài thuốc này hàng ngày để giảm các cơn đau miệng. Tuy nhiên, việc sử dụng lá chanh như nào cho đúng không phải ai cũng biết.
Bác sĩ Liên cho biết mọi người nên sử dụng lá chanh bánh tẻ không quá già, không quá non và đặc biệt là lá chanh đó phải đảm bảo sạch, không được phun hoá chất.
Công dụng tuyệt vời của lá chanh
Trong cuộc sống hàng ngày, lá chanh được xem như một loại rau gia vị mà ít ai nghĩ nó là bài thuốc tốt trong trị viêm sưng.
Bác sĩ Phạm Việt Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết lá chanh có vị ngọt cay, tính bình, chỉ khái, sát khuẩn, tiêu đờm.
Trong lá chanh có tinh dầu 0,19%. Tinh dầu này chứa terpen 20,5%, alcohol 13,2%, aldehyd 26% ester 23,8%, acid 2% và citropten 2%. Lá chanh còn chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten.
- Diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch:
Trong các bài thuốc nam, lá chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông. Nguyên nhân là trong lá chanh có tinh dầu thơm dễ chịu, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Người ta thường nấu một nồi nước lá xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần đồng thời bỏ thêm bạc hà, sả và tỏi để trị cảm cúm.
Trị mụn nhọt, viêm sưng:
Sử dụng lá chanh khô, lá gai tầm xoong và tinh tre, mỗi loại 10g, tán thành bột khô, rắc lên những vết thương do mụn và băng lại trong vòng 10 phút để giảm sưng tấy.
Tốt cho bệnh hen phế quản
Lấy một nắm chanh với dây tơ hồng; tất cả sao vàng, khử thổ, đổ ba bát nước, nấu còn một bát, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần một bát; uống 7-10 ngày liền.