Nước Đông Nam Á nhận lô đầu loạt tiêm kích đa năng - Khác gì máy bay của Quân đội Nga, Ấn?

Hoài Giang |

Theo truyền thông Myanmar, phía Nga đã chuyển giao lô hàng tiêm kích đa năng Su-30SME đầu tiên cho nước Đông Nam Á này.

Hình minh họa.

Hình minh họa.

Nước Đông Nam Á nhận lô đầu loạt tiêm kích đa năng từ Nga

Báo giới địa phương dẫn nguồn tin trong Quân đội Myanmar cho biết lô đầu tiên bao gồm 2 tiêm kích đã được chuyển giao vào tháng 3/2022.

Cùng với máy bay, một số hướng dẫn viên và kỹ thuật viên người Nga đã đến nước này, những người sẽ đào tạo các nhân viên kỹ thuật và kỹ thuật địa phương trong việc bảo trì máy bay tại nước này.

Chiếc tiêm kích Su-30SME đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Myanmar và đóng tại Căn cứ Không quân Naypyidaw - cũng là nơi nhóm kỹ thuật viên Nga có mặt. Chiếc Su-30SME thứ hai được chuyển tới một căn cứ không quân ở Mandalay.

Nước Đông Nam Á nhận lô đầu loạt tiêm kích đa năng - Khác gì máy bay của Quân đội Nga, Ấn? - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Theo đơn hàng được ký kết vào năm 2018, Myanmar sẽ sở hữu 6 chiếc Su-30SME - tuy nhiên hiện vẫn chưa có thông tin về thời điểm phía Nga hoàn tất đơn hàng, tức là bàn giao nốt 4 tiêm kích nữa.

Các nhà phân tích của trang tin quân sự Nga Topwar.ru cho rằng việc đóng tại Naypyidaw nhiều khả năng nhằm mục tiêu giúp tiêm kích Su-30SME "bao phủ" toàn bộ lãnh thổ nước này.

Có gì khác Su-30MKI, Su-30SM?

Su-30SME (SME có nghĩa là "nối tiếp, hiện đại hóa, xuất khẩu") lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm Singapore Airshow 2016.

Su-30SME được nhà sản xuất tuyên bố có khả năng vượt qua hệ thống phòng không của đối phương, năng lực cao nhờ tải trọng chiến đấu lớn và khả năng siêu cơ động - giúp nó có ưu thế vượt trội so với đối phương trong các cuộc không chiến.

Biến thể này được cho là có năng lực tiệm cận biến thể trước đó Su-30SM (trong trang bị của Quân đội Nga) được đánh giá là tiêm kích thế hệ 4 - mặc dù hạ cấp một số hệ thống như chế độ radar và điều khiển hỏa lực.

Nước Đông Nam Á nhận lô đầu loạt tiêm kích đa năng - Khác gì máy bay của Quân đội Nga, Ấn? - Ảnh 2.

Su-30SME do Nhà máy Hàng không Irkutsk phát triển cũng có nhiều điểm khác biệt với dòng Su-30MKK do Nhà máy Máy bay Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO hoặc KnAAZ) phát triển,

Ngoài ra mặc dù thuộc "dòng" Su-30MKI bao gồm Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30MKA (Algeria),Su-30MKM (Malaysia) và Su-30SM - điểm khác biệt là Su-30SME không có các trang thiết bị do Pháp sản xuất trong hệ thống điện tử hàng không.

Tất cả các trang thiết bị trên máy bay đều do các doanh nghiệp Nga sản xuất.

Tuyên bố này có nghĩa là Hệ thống hiển thị trước mặt (HUD - Head-Up Display), hệ thống dẫn đường hồng ngoại tiên tiến (NAVFLIR) và thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser (LDP) từ Thales Group của Pháp đều đã được thay bằng thiết bị có tính năng tương tự của Nga.

Theo phân tích của tổ chức Investigate Europe được công bố hôm 17/3, bất chấp quyết định cấm vận vũ khí được Liên minh Châu Âu (EU) áp đặt vào năm 2014 - 10 nước thành viên EU vẫn tiếp tục cung cấp cho Nga số thiết bị quân sự trị giá 346 triệu Euro trong giai đoạn 2015-2020.

Đáng chú ý là 44% trong số đó đến từ Pháp - cụ thể hơn số thiết bị được Paris cung cấp cho Moscow được phân loại là "bom, rocket, ngư lôi, tên lửa và vật liệu nổ" và "thiết bị hình ảnh, máy bay cùng các thành phần của chúng...".

Được biết vào ngày 8/4/2022, EU đã quyết định đóng các "lỗ hổng" nói trên bằng gói trừng phạt mới đối với hàng hóa và công nghệ lưỡng dụng cũng như "các hàng hóa công nghệ có thể giúp Nga nâng cấp trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh của mình".

Nước Đông Nam Á nhận lô đầu loạt tiêm kích đa năng - Khác gì máy bay của Quân đội Nga, Ấn? - Ảnh 4.

HUD do Thales sản xuất trên tiêm kích Su-30SM.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại