Nước đi hiểm của Mỹ có chặn được S-300 và S-400 của Nga “rơi’ vào tay Iraq?

Vũ Thu Hương |

Sự hiện diện của hệ thống phòng không Mỹ ở Iraq cho thấy Baghdad sẽ không mua S-300 và S-400 của Nga mặc dù hai bên đã có nhiều cuộc đàm phán và Mỹ được cho là chịu trách nhiệm bảo vệ bầu trời Iraq.

Theo Avia-pro, theo giới chức quân sự từ Bộ Quốc phòng Mỹ, quân đội nước này bắt đầu quá trình triển khai hệ thống phòng không của mình ở Iraq nhằm bảo vệ không phận nước này khỏi các cuộc tấn công tên lửa.

Sự hiện diện của hệ thống phòng không Mỹ ở Iraq cho thấy Baghdad sẽ không mua tên lửa S-300 và S-400 của Nga mặc dù cho hai bên đã có nhiều cuộc đàm phán và Mỹ được cho là chịu trách nhiệm bảo vệ bầu trời Iraq.

"Mỹ đang triển khai hệ thống phòng không tới Iraq để bảo vệ "các cuộc không kích của Iran".

Điều này được Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ Kenneth McKenzie nhắc đến tại phiên điều trần tại ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 10/3.

"Chúng tôi đang trong quá trình triển khai các hệ thống phòng không, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tới Iraq nói riêng cũng như bảo vệ quân đội Mỹ trước các cuộc tấn công tiềm tàng từ phía Iran", Tướng McKenzie nói.

Lý do chính xác Iran muốn tấn công Iraq không được Tướng McKenzie đề cập đến nhưng các chuyên gia cho rằng hệ thống phòng không Mỹ sẽ bó tay trước việc chống lại tên lửa đạn đạo của Iran.

"Xét theo quỹ đạo bay, các tên lửa đạn đạo của Iran có thể bị hệ thống phòng không Patriot bắn hạ. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng Patriot có thể bắn rơi một tên lửa đạn đạo của Iran trong vài giây kể từ khi hệ thống radar phát hiện gần như bằng 0", giới chuyên gia nhận định.

Cũng theo Tướng McKenzie, hiện quân đội Mỹ có khoảng 5.000 người đang hoạt động tại Iraq.

Mỹ "nổi giận" với nhiều nước vì tên lửa S-400

S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 ban đầu được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình đối phương cho Lực lượng Phòng không Xô viết.

Các biến thể sau đó được phát triển để đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. Có 3 biến thể trong họ S-300 là S-300V, S-300P và S-300F.

Trong khi đó, S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao do Almaz thiết kế. Hiện nay, S-400 Triumf (NATO gọi là SA-21 Growler) được coi là hệ thống phòng thủ tầm xa tiên tiến nhất.

Các tổ hợp tên lửa S-400 có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không trung trong phạm vi trên 400 km, bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu là 4,8km/s.

Nước đi hiểm của Mỹ có chặn được S-300 và S-400 của Nga “rơi’ vào tay Iraq? - Ảnh 2.

Mỹ "nổi giận" với nhiều nước khi mua S-400 của Nga

Phạm vi hoạt động của các hệ thống tên lửa S-400 là 40–120 km với đạn 9M96, 250 km với đạn 48N6 và 400 km với đạn 40N6. Còn S-300 có tầm bắn dao động tối đa không quá 250 km.

Theo TASS, hệ thống radar của S-400 có thể phát hiện ra các mục tiêu ở khoảng cách 600 km, cao 40-50km. Tên lửa đất đối không 48N6E3 tích hợp kèm với S-400 có thể hạ gục các mục tiêu khí động học ở độ cao từ 10.000-27.000 m và các mối đe dọa tên lửa đạn đạo ở độ cao 25.000 m.

S-400 sử dụng radar đa chế độ 92N6E đặt trên xe tải quân sự 4 cầu chủ động MZKT-7930 (8x8), phiên bản nâng cấp từ 30N6E2 dùng trên S-300, với chất lượng và tầm quan sát được cải thiện đáng kể. Radar 92N6E có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, phân loại các mục tiêu, tính toán tên lửa cần phải phóng và hướng dẫn cho tên lửa định vị mục tiêu.

Sự xuất hiện của S-300, đặc biệt là S-400 của Nga khiến Mỹ mang nhiều lo ngại. Mỹ đã ra sức ngăn cản các đồng minh mua S-400. Mỹ đã đe dọa trừng phạt nhiều nước như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ... vì mua vũ khí này từ Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại