Liệu Paris và Berlin có thể hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine?, nhà phân tích chính trị Pavel Feldman bày tỏ ý kiến về vấn đề này trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Sputnik.
Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel và thảo luận về một số vấn đề quốc tế, bao gồm tình hình chính trị Ukraine.
Các nhà lãnh đạo của ba nước đã thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine “có tính đến chính sách thất bại của cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và sự thay đổi chính quyền ở nước này”.
Cả ba nhà lãnh đạo đều đồng thuận với ý kiến cho rằng để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Donbass – miền Đông Ukraine, thỏa thuận Minsk sẽ không thể thay thế.
Tổng thống Nga Putin cũng nhắc đến việc ưu tiên bộ luật có hiệu lực đối với tình trạng đặc biệt của các khu vực 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk . Vị nguyên thủ quốc gia Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện ân xá, phân chia lực lượng tại các khu vực đã thỏa thuận trước đó trên cơ sở tiếp xúc những thành viên tham gia xung đột, cũng như các bước để thiết lập đối thoại trực tiếp giữa Kiev và hai nước cộng hòa tự xưng.
Những người đối thoại, vốn chú trọng đến bộ luật phân biệt đối xử được Quốc hội Ukraine (Verkhovnaya Rada) thông qua “Về việc đảm bảo chức năng của tiếng Ukraine như ngôn ngữ nhà nước”, đã tỏ thái độ hoài nghi trước việc một số quốc gia trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc từ chối thảo luận tài liệu mang tính chất trái ngược với hiến pháp của Ukraine, không phù hợp với thỏa thuận Minsk và nghĩa vụ quốc tế của Kiev để bảo vệ các nhóm thiểu số về ngôn ngữ và dân tộc.
Tổng thống Pháp Macron, Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Đức Merkel
Phó giám đốc Viện nghiên cứu và dự báo chiến lược của Đại học RUDN, Tiến sĩ Khoa học chính trị Pavel Feldman cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng Paris và Berlin có khả năng giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
“Theo tôi, cơ sở sẽ được tạo ra không phải bởi Tổng thống Pháp Macron mà bởi Thủ tướng Đức Merkel. Chỉ vì Đức quan tâm đến việc xây dựng nhanh chóng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 mà các vấn đề của Ukraine có thể cản trở việc này.
Đối với tôi, Tổng thống Pháp Macron, có vẻ là người bảo đảm cho các thỏa thuận Minsk nhưng quan điểm của ông về vấn đề này khá vô định. Còn Thủ tướng Đức Merkel có thể đóng vai trò là một nhân vật hành động thực thụ...
Nếu nhìn vào nội dung cuộc đàm luận của Tổng thống Putin với Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Pháp Macron, sẽ thấy rõ họ đã thảo luận các vấn đề được nêu trong thỏa thuận Minsk”, chuyên gia Pavel Feldman phân tích.
Theo ông Pavel Feldman, những phát triển tích cực hiện đang bị cản trở bởi thực tế Ukraine chủ yếu nằm trong quỹ đạo chính trị của Mỹ.
“Dường như Mỹ sẽ làm việc trên hai mặt trận theo ‘phong cách riêng của họ’: Hỗ trợ Ukraine theo cả hai hướng, chính quyền mới và chính quyền cũ, đồng thời gây áp lực lên chính phủ và cả phe đối lập.
Nhưng để giải quyết vấn đề của khu vực Donbass – miền Đông Ukraine một cách văn minh, có mong muốn Ukraine sẽ rút khỏi quỹ đạo chính trị này của Mỹ và ít nhất là tiến về phía châu Âu, bởi vì châu Âu khác Mỹ, họ có một mối quan tâm sống còn để hòa bình lập lại ở Donbass - họ không cần cuộc xung đột quân sự ở đó”, nhà phân tích chính trị Pavel Feldman kết luận.