Nước Anh sau Brexit? Đến khoa học cũng phải sợ!

May |

Các nhà khoa học người Anh đang khá e ngại trước viễn cảnh sẽ xảy ra đến nền khoa học nước nhà, sau khi Anh Quốc quyết định rời bỏ EU sau sự kiện Brexit.

Dù là một người quan tâm đến chính trị hay không, thì chắc nhiều người cũng đã biết về thông tin Anh Quốc đã chính thức rời khỏi EU, thông qua sự kiện Brexit mới đây.

Việc Anh rời EU tất nhiên sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, xã hội, thậm chí đến cả giải bóng đá được xem là "số 1 hành tinh" Premier League nữa.

Thế nhưng, ngay cả giới khoa học cũng tỏ ra lo ngại về Brexit. Họ cho rằng, các trường đại học ở Anh sẽ sớm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ một khái niệm Brexit mới: Brain Exit - chính là hiện tượng chảy máu chất xám.

Nước Anh sau kết quả Brexit? Đến khoa học cũng phải sợ! - Ảnh 1.

Cụ thể, theo giáo sư Simon Wessely, chủ tịch khoa tâm lý của ĐH King cho rằng các học giả từ EU sẽ quyết định rời khỏi Anh quốc.

Giáo sư cho biết: "Tôi không cho rằng những người ủng hộ rời Anh rời EU quan tâm đến khoa học, nhưng tôi tin rằng hiện tượng chảy máu chất xám sẽ sớm xảy ra nếu chúng ta không hành động ngay. 

Hy vọng rằng chúng ta sẽ sớm có chính sách dành cho những học giả không mang quốc tịch Anh, đảm bảo rằng tương lai của họ được đảm bảo tại đây. Và dù chuyện gì xảy ra, Anh Quốc vẫn là nơi hấp dẫn cho những nhà khoa học trên thế giới".

Nước Anh sau kết quả Brexit? Đến khoa học cũng phải sợ! - Ảnh 2.

Nhiều khả năng nước Anh không còn là một nơi thu hút các nhà khoa học trên thế giới nữa

Tiến sĩ di truyền học Paul Nurse thuộc Viện Francis Crick thì cho rằng Brexit sẽ "không đem lại điều gì tốt đẹp cho nền khoa học của Anh". Ông chia sẻ: "Khoa học phát triển nhờ những ý tưởng của con người, và một môi trường cởi mở, ít ràng buộc mới là thứ cần để khoa học phát triển mạnh".

Hiện nay có khoảng 5% số sinh viên tại Anh đến từ các quốc gia trong EU, và rất nhiều học giả không phải người Anh cũng đang làm việc tại các trường ĐH danh tiếng bậc nhất thế giới. Ước tính, 23% các nhà khoa học làm việc tại ĐH Cambridge đến từ EU.

Tuy nhiên, Dame Julia Goodfellow - chủ tịch hội các trường ĐH tại Anh cho biết: "Rời khỏi EU sẽ gây khó khăn cho các trường ĐH. Nhưng dù đây không phải là hệ quả chúng ta mong muốn, nhưng chúng tôi tôn trọng lá phiếu của các cử tri Anh. 

Hơn nữa ta cũng cần nhớ rằng việc rời bỏ EU không phải một sớm một chiều, mà cần một quá trình xây dựng tỉ mỉ, qua đó đem lại nhiều cơ hội tìm kiếm các chính sách mới phù hợp hơn".

Goodfellow cũng cho rằng: "Ưu tiên của chúng tôi là thuyết phục chính phủ đảm bảo rằng nhân viên và sinh viên thuộc EU có thể tiếp tục theo học và làm việc tại Anh trong dài hạn, nhằm cho thấy Anh vẫn là một miền đất hứa dành cho những bộ óc tuyệt vời nhất thế giới".

Còn theo giáo sư Anne Glover - phó hiệu trưởng ĐH Aberdeen thì tỏ ra khá lo ngại: "Tôi thấy khá buồn, và lo ngại cho tương lai khoa học, kỹ thuật và công nghệ của Anh. Những thành tựu chúng ta đạt được có sự ảnh hưởng rất lớn từ EU, và tôi chưa tưởng tượng được bằng cách nào chúng ta có thể duy trì được điều này".

"Brexit" là viết tắt của hai từ "British exit", được coi như tên gọi không chính thức của sự kiện nước Anh rút khỏi liên minh châu Âu EU.

Nguồn: Independent

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại