"Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy thứ tương tự trên Trái đất" – Mars Caffee – giáo sư Vật lý và thiên văn học thuộc Đại học Purdue, Mỹ đồng thời là thành viên đội nghiên cứu cho hay. Mảnh đá này thuộc dạng đá núi lửa có tên shergottite.
Các nhà khoa học cho rằng mảnh thiên thạch này xuất hiện ở Trái đất do núi lửa và "cánh đồng" nham thạch trên sao Hỏa bị một vật thể không gian va phải một vài triệu năm trước.
Dưới tác động của lực va chạm, đá sao Hỏa bị văng vào không gian, và nhiều mảnh vỡ của nó đi ngang qua quỹ đạo Trái đất rồi rơi xuống mặt đất.
Tổng cộng có khoảng 11 mảnh thiên thạch được tìm thấy, có cùng thành phần hóa học và thời gian rời sao Hỏa.
"Chúng tôi cho rằng những mảnh thiên thạch này đều từ núi lửa ra. Do chúng có cùng thời gian rời khỏi sao Hỏa nên chúng tôi có thể kết luận, những mảnh thiên thạch này tới từ cùng một địa điểm trên sao Hỏa" – giáo sư Caffee cho hay.
Tuy nhiên, trong khi 10 thiên thạch còn lại có độ tuổi khoảng 500 triệu năm (đồng nghĩa với việc chúng được tạo thành từ magma nguội khoảng nửa tỉ năm trước trên bề mặt sao Hỏa), thì NWA 7635 được cho là có tuổi đời khoảng 2,4 tỉ năm.
"Điều này cho thấy rằng trong 2 tỷ năm, đã có một lớp magma cứng tại một địa điểm trên bề mặt sao Hỏa" – Caffee nói. Điều này đồng nghĩa với việc sao Hỏa đã là nhà của những ngọn núi lửa trong hơn 2 tỷ năm – gần bằng một nửa thời gian tồn tại của hành tinh Đỏ.
Sao Hỏa nổi danh là hành tinh có nhiều núi lửa nhất trong hệ Mặt trời. Đây cũng là quê hương của núi lửa lớn nhất Hệ Mặt trời có tên Olympus Mons.
Các ngọn núi lửa trên sao Hỏa có thể lớn đến vậy là do sao Hỏa không giống Trái đất, không có các tầng kiến tạo khiến bề mặt liên tục bị xáo trộn.