Dung nham phun trào từ miệng núi lửa Merapi, nhìn từ Tunggul Arum, huyện Sleman, Yogyakarta, Indonesia, ngày 21/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Trung tâm Giảm thiểu nguy cơ địa chất và núi lửa Indonesia, vụ phun trào xảy ra lúc sáng và tro bụi kèm cát đã gây ô nhiễm các khu vực xung quanh.
Núi lửa Marapi cao 2.891 m so với mực nước biển và đã bắt đầu hoạt động trở lại từ ngày 25/12/2022. Hiện tại, tình hình hoạt động của núi lửa này ở mức độ nguy hiểm thứ hai. Chính quyền địa phương đã kêu gọi khách du lịch không đến gần trong phạm vi bán kính 3 km từ miệng núi lửa.
Indonesia nằm trên "Vành đai lửa Thái Bình Dương", một dải bao quanh Thái Bình Dương, nơi thường xuyên xảy ra động đất và hoạt động núi lửa. Đây là một trong những khu vực hoạt động địa chấn mạnh nhất trên Trái Đất.Với 142 ngọn núi lửa, Indonesia hiện là quốc gia có số dân lớn nhất trên toàn cầu sống trong phạm vi gần núi lửa, với 8,6 triệu người sinh sống trong phạm vi 10 km quanh các khu vực nhiều nguy cơ này.