Khi đi phỏng vấn, đối mặt với nhà tuyển dụng, bạn cần chuẩn bị những gì? Đó là một CV đẹp, một profile xịn xò, quần áo chỉn chu, kinh nghiệm,... Nhưng những điều đó là chưa đủ, với những tình huống khó lường, câu hỏi không ngờ bạn cần chuẩn bị thêm cả một cái đầu thông thái, linh hoạt để đối mặt với câu hỏi ứng xử một cách tự nhiên nhất.
Sau khi các ứng viên đã hoàn thành gần như một buổi phỏng vấn, trước khi ra về, họ cùng nhận được một câu hỏi kỳ lạ từ phía nhà tuyển dụng vì họ nhận thấy các ứng viên ai cũng ngang tài, ngang sức nên đắn đo mãi chưa chọn được ai. Nội dung câu hỏi từ nhà tuyển dụng đơn giản như sau: "Tôi đang đến ngày "rụng dâu", bạn có thể đi lấy giúp tôi một cốc nước nóng được không?". Nhà tuyển dụng cho các ứng viên biết, người trả lời hợp lý câu hỏi này sẽ có cơ hội trúng tuyển.
Người đầu tiên tham gia trả lời là một người trạc 25 tuổi và trông khá kinh nghiệm. Người này trả lời nhanh rằng: "Tôi đến để phỏng vấn xin việc, không phải để trò chuyện, để cho bạn sai việc. Bạn hỏi tôi thế này, khiến tôi thật sự rất nghi ngờ chất lượng của công ty đấy". Tuy nhiên, cách trả lời thẳng thắn, không mấy thông minh này đã khiến nhà tuyển dụng lắc đầu bất lực.
Tiếp đến, ứng viên số 2 là một cô gái đã trả lời, đưa lời khuyên cho nhà tuyển dụng: "Uống nước nóng là vô ích, tôi nghĩ bạn hãy chườm nóng bụng hoặc về nhà nghỉ ngơi".
Trên thực tế, đây là một câu trả lời khá hay từ ứng viên. Tuy nhiên đây không phải điều nhà tuyển dụng mong muốn, vì vậy câu trả lời của cô ấy đã không đạt được điểm cao của người phỏng vấn.
Người thứ ba là một sinh viên mới ra trường, còn khá trẻ, anh ta trả lời: "Có thể. Tôi sẵn sàng, nhưng hãy nói lý do trước. Tôi có thể được trả bao nhiêu tiền khi mua giúp cô cốc nước này?".
Chàng trai thứ 3 giải thích thêm: "Trong hoàn cảnh bình thường, tôi sẽ dễ dàng giúp cô rót một cốc nước nóng, và tôi sẵn lòng làm việc đó. Tuy nhiên, rõ ràng là hiện tại đang trong một cuộc phỏng vấn. Cô là giám đốc và tôi là ứng viên, nhưng cô muốn tôi giúp. Chúng ta vừa mới quen nhau, vì thế nó là mối quan hệ mua bán nên việc thanh toán cần được xác định về mặt vật chất. Tôi là một nhân viên chuyên nghiệp. Tôi phải làm thế này, xin hãy hiểu cho".
Cách trả lời hóm hỉnh, sáng tạo của chàng trai nhanh chóng khiến nhà tuyển dụng quay ngoắt thái độ sau khi tỏ ra chán nản với 2 câu trả lời đầu tiên. Do đó, chàng trai thứ ba là ứng viên nhận được lời mời làm việc sau buổi phỏng vấn. Theo quan điểm của nhà tuyển dụng, chàng trai trẻ là người chu đáo và thực tế, anh ấy xử lý câu hỏi đơn giản này như một vấn đề cụ thể một cách linh hoạt, và anh ấy chắc chắn sẽ có thể làm tốt công việc của mình.
Nguồn: Sohu