Nữ tiếp viên ôm gần 100 chiếc iPhone trong tay, hé lộ một phần đường dây buôn lậu smartphone toàn cầu

Bảo Nam |

Những chiếc iPhone bị đánh cắp tại Mỹ sau đó có thể được kích hoạt ở Việt Nam.

Khi Yulia Radochinskaya hạ cánh xuống sân bay quốc tế JFK tại thành phố New York, Mỹ từ Moscow, Nga vào ngày 26/12/2019, cô nói với các nhân viên Hải Quan và Biên phòng Mỹ (CBP) rằng cô tới đây để mua điện thoại và máy tính xách tay.

Cô khai rằng mình làm tiếp viên cho một hãng hàng không ở Nga mang tên Transaero Airlines và sẽ chỉ ở lại Mỹ trong ba ngày. Tuy nhiên, hồ sơ LinkedIn mang tên của cô gái này cho thấy điều này dường như không đúng sự thật. Các thông tin về chuyến bay cho thấy cô thực tế đã đặt vé để bay trở lại Nga từ Sân bay quốc tế Newark Liberty, nơi cách trung tâm thành phố New York 25 km, trong cùng ngày.

Nghi ngờ có sự bất thường, CBP đã tạm giữ Radochinskaya tại sân bay Newark Liberty trong tối hôm đó để kiểm tra. Kết quả cho thấy họ đã phát hiện ra 92 chiếc iPhone, trị giá gần 100.000 USD, trong túi xách tay của cô gái này.

Tuy nhiên, Radochinskaya đã cho các nhân viên xem tất cả các giấy tờ xuất khẩu hàng hóa phù hợp cho số điện thoại này. Cô cho biết sau khi làm thủ tục hải quan tại JFK đã bắt xe buýt đến Quảng trường Thời đại, để gặp một người mà cô chỉ biết tên là Dima, người đã đặt số điện thoại vào trong hành lý xách tay của mình. Radochinskaya sau đó đi đến sân bay Newark Liberty để trở về Nga. Cô dự định sẽ giao điện thoại cho mẹ cô, một người chuyên bán lại điện thoại ở Moscow. Radochinskaya cho biết cô không cho biết Dima lấy điện thoại ở đâu và như thế nào.

Dẫu vậy, CBP đã nhanh chóng điều tra ra số giấy tờ xuất khẩu của Radochinskaya đưa ra là giả mạo. Các đặc vụ liên bang đã bắt giữ khi cô đến sân bay vào ngày hôm sau, trước khi lên chuyến bay thứ hai để về Moscow, sau khi chuyến thứ nhất bị trễ do việc kiểm tra hành chính.

Các cáo buộc khi đó cho biết hành vi của nữ tiếp viên hàng không giả mạo này liên quan tới việc xuất khẩu bất hợp pháp mặt hàng điện thoại di động, cụ thể là những thiết bị đã bị đánh cắp để bán lại bên ngoài nước Mỹ. Số tiền thu được từ việc bán các thiết bị này được sử dụng để tài trợ cho các tổ chức tội phạm quốc tế.

Bức màn bí mật đang dần hé lộ

Nữ tiếp viên ôm gần 100 chiếc iPhone trong tay, hé lộ một phần đường dây buôn lậu smartphone toàn cầu - Ảnh 1.

Những chiếc iPhone bị đánh cắp tại Mỹ sau đó có thể được kích hoạt ở Việt Nam.

Vụ án trên chỉ là một góc nhỏ của tảng băng chìm, cung cấp một chút bí mật về thế giới ngầm của những chiếc "điện thoại di động đen", thứ đã và đang được tìm thấy ở mọi lục địa trên toàn thế giới (ngoại trừ Nam Cực). Ví dụ như hàng ngàn iPhone bị đánh cắp từ một nhà kho ở Bỉ sau đó đã được tìm thấy ở Nga . Điện thoại di động bị đánh cắp ở tiểu bang Washington thì được phát hiện ở Singapore còn các thiết bị bị đánh cắp ở Anh đã được tìm thấy trên tay những người mua ở Nigeria .

Nói một cách dễ hiểu hơn thì điện thoại bị đánh cắp ở Mỹ không thể được sử dụng ở Mỹ, do chúng được đưa vào danh sách đen bởi các nhà cung cấp dịch vụ và bị đánh dấu để không thể được kích hoạt. Nhưng danh sách đen này không được chia sẻ toàn cầu, hay cho các nhà mạng viễn thông khác. Chúng có thể được mở khóa ở một quốc gia khác, chỉ bằng một khoản phí nhỏ. Và vì thuế bán hàng cũng như thuế nhập khẩu có thể khiến iPhone hợp pháp trở nên đắt đỏ, nên việc mua một chiếc trên thị trường chợ đen đôi khi là lựa chọn duy nhất của người hâm mộ sản phẩm Apple.

Một thám tử gần đây đã giúp tháo dỡ một chiếc điện thoại di động, bị đánh cắp từ các cửa hàng ở Nam California, cho biết hầu hết các mẫu điện thoại đắt giá nói trên đều có xu hướng di chuyển đến các khu vực như Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Mexico, Iran và Nga. Còn hàng ngàn chiếc điện thoại di động bị đánh cắp gần đây ở Bắc California sau đó đã được kích hoạt ở Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Dubai và Úc.

Tất nhiên, không phải tất cả các điện thoại bị đánh cắp đều là kết quả từ các vụ cướp ở Apple Stpre. Một số đến từ các vụ lừa đảo. Ví dụ như một vụ xảy ra ở thành phố New York gần đây đã liên quan tới số iPhone trị giá hơn 19 triệu USD. Những kẻ lừa đảo đã sử dụng ID và thẻ ghi nợ giả, ghé thăm các cửa hàng bán điện thoại di động, yêu cầu mua iPhone trả góp. Khi cửa hàng phát hiện ra sự thật thì cả khách lẫn điện thoại đã biến mất từ lâu. 

Một biện pháp khác to gan hơn là lừa chính Apple Store. năm 2018, một nhóm sinh viên đã lừa lấy hơn 1.300 chiếc iPhone, trị giá hơn 1 triệu USD, thông qua việc đòi bảo hành và đổi trả trên những chiếc iPhone giả.

Còn Yulia Radochinskaya vẫn đang bị giam giữ sau vụ bắt giữ hôm 27/12, để chờ ngày ra tòa.

Tham khảo Qz

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại