Chuyện gì đã xảy ra với nữ Tiến sĩ giỏi giang cùng tương lai rộng mở trước mắt như vậy?
Được biết, cô Diệp sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ đã vào bệnh viện làm việc. Nhưng cú sốc chia tay bạn trai, cộng với việc đã ngoài 30 tuổi, khiến cho cô cảm thấy áp lực và thất vọng trăm bề.
Những năm tháng không muốn nhắc đến
Ảnh minh họa
Sau 1 thời gian suy nghĩ, cô Diệp hạ quyết tâm trở thành 1 single mom, và bắt đầu tìm hiểu việc thụ tinh nhân tạo. Vậy là cô gái bỏ luôn công việc ổn định, 1 mình bay sang Thái Lan để thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên khi cô đã đạt được ước nguyện, thì mọi thứ lại không diễn ra theo mong muốn của cô.
Thế nhưng chưa đâu vào đâu, cô Diệp lại được "khuyến mại" thêm tai ương bất đắc dĩ. Cơ sở trung gian không biết vì lý do gì mà đã "bế quan tỏa cảng", đóng cửa bỏ đi, không còn cung cấp các dịch vụ theo dõi thai kỳ như đã ký trong thỏa thuận. Vì vậy, cô Diệp trở nên bị động và hụt hẫng.
Để tồn tại, cô Diệp đi làm thêm trong 1 công ty dược nhưng không lâu sau đó bị phát hiện có bầu, và bị đơn vị cho nghỉ việc (lúc đó 2 bên chưa ký hợp đồng chính thức). Những trận đả kích hết lần này đến lần khác giáng xuống làm tổn thương tinh thần cô sâu sắc.
Sau 1 thời gian lang thang bên ngoài, cô gái buộc phải về nhà. Hiện tại, cô Diệp đã mẹ tròn con vuông và tinh thần được cải thiện đôi chút. Bên cạnh niềm vui của người cha già được đoàn viên với con gái và cháu ngoại của mình, thì điều đáng buồn là cô Diệp vẫn chưa thể tự chăm sóc bản thân, chỉ còn biết nương tựa vào người cha già.
Con gái không nơi nương tựa, cha già phải tần tảo nuôi cả con lẫn cháu
Thế giới vốn có nhiều bất công, nhưng trong cuộc sống, va vấp là điều không thể tránh khỏi và thăng trầm âu cũng là chuyện thường tình phải trải qua. Nguyên nhân khiến chất lượng cuộc sống của cô Diệp trở nên tụt dốc như vậy có lẽ là bị ảnh hưởng ít nhiều bởi áp lực hôn nhân. Vì sợ tuổi của mình không còn phù hợp để mang thai nên cô đã lên kế hoạch tự làm mẹ kiêm luôn làm cha.
"Phụ nữ lớn tuổi chưa lập gia đình, có đáng lo lắng tới vậy không?" - Câu hỏi ấy đã trực tiếp chạm vào nỗi đau của 90 triệu phụ nữ độc thân tại Trung Quốc.
Khái niệm "áp lực hôn nhân"
Các nhà nhân khẩu học ở Trung Quốc đã từng đề xuất khái niệm "áp lực hôn nhân" như sau:
Trong các gia đình tại Trung Quốc, hôn nhân luôn bị ràng buộc chặt chẽ với việc sinh con, nuôi dạy con cái, chăm sóc cha mẹ già. Hôn nhân không những không cải thiện được chất lượng cuộc sống mà còn khiến hạnh phúc bị giảm sút rất nhiều. Thời gian làm việc không công của phụ nữ trong gia đình tăng lên đáng kể, khiến họ không thể chăm chút cho sự nghiệp của mình và thậm chí trở thành mục tiêu phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
"Không kết hôn chính là thất bại lớn nhất. Nhiều phụ nữ độc thân dù thành đạt đến mấy cũng bị xã hội chỉ trích và nghi ngờ nếu không lập gia đình." - Hoa Mai, 34 tuổi, luật sư của 1 công ty luật ở Bắc Kinh cho biết.
Nữ luật sư có thu nhập khá, dù rất chăm lo cho gia đình nhưng bố mẹ và họ hàng vẫn xấu hổ về cô, bởi dù đã ngoài 30 tuổi nhưng Hoa Mai vẫn chưa kết hôn.
Ảnh minh họa
"Tuổi đẹp để kết hôn là hơn 20 một chút, vậy mà nay đã ngoài 30 rồi vẫn 'ế mốc ế meo'. Từ nhỏ nó muốn gì được nấy, kể cả không có tiền tôi vẫn lo cho con đàng hoàng, vậy mà tại sao cứ nhắc đến chuyện kết hôn là nó không chịu nghe." - Bố của Hoa Mai bức xúc.
Hoa Mai cho rằng quan điểm của bố chính là: "Nếu không lấy chồng thì dù hạnh phúc đến đâu cũng không phải là hạnh phúc."
Mỗi lần nhắc tới vấn đề nhạy cảm đó là 2 bố con cô lại bất đồng quan điểm. Hoa Mai có lần thử ghép đôi thông qua mai mối nhưng vẫn không thành, đổi lại còn bị đồng nghiệp chê cười. Dù có là luật sư tài giỏi, thì với ngoại hình bình thường, lại thêm vào tuổi tác "khá cao" khiến Hoa Mai luôn bị người khác cho là "ế" vì bất đắc dĩ.
"Sau nhiều năm quan sát cuộc sống hôn nhân của nhiều người, tôi rút ra một điều, nếu người nào đó không thể hạnh phúc được khi sống 1 mình thì họ cũng khó có hạnh phúc dù sống với bất kỳ ai." - Hoa Mai chia sẻ quan điểm cá nhân.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, đối với phụ nữ lớn tuổi, nỗi lo về hôn nhân không phải là sự lựa chọn cá nhân mà thường là bị ràng buộc bởi gia đình nhiều hơn. Câu chuyện về cô Diệp kể trên là 1 minh chứng sống cho lựa chọn buông bỏ và đưa ra quyết định không quá đúng đắn hoặc không đúng thời điểm, làm ảnh hưởng đến phần đời sau này của chính 2 mẹ con cô.
Theo nhiều chuyên gia tâm lý, đối với phụ nữ trẻ, sống 1 mình mang đến sự linh động trong thời gian và không gian để khám phá mọi thứ (từ thế giới đến bản thân) và phát triển sự nghiệp. Điều này rõ ràng là hấp dẫn, bởi vì trong những thập kỷ gần đây, những người trẻ dưới 35 tuổi là nhóm nhân khẩu học phát triển nhanh nhất.
Dù các "nữ cường nhân" có vững chãi về kinh tế, có độc lập về tài chính đến đâu chăng nữa, thì sâu thẳm cuộc sống của người phụ nữ ít nhiều vẫn chông chênh. Mặt khác, có những người thực sự không có nhu cầu lệ thuộc vào 1 bờ vai "chưa biết có vững chắc hay không" từ những "người lạ". Cho nên cũng cần có quan điểm rõ ràng, bản lĩnh ở góc độ nhất định, chứ không nên chạy theo xu hướng hoặc vì bị ép buộc mà buông bỏ bản thân.