NASA đã chính thức xác nhận mặt trăng mà nữ sinh viên tìm thấy, đồng thời nói thêm cô còn giúp tìm lại 4 bằng chứng về nhóm "mặt trăng thất lạc" của hành tinh khổng lồ này, tức những cái từng được quan sát, sau đó lại biến mất hoàn toàn trước mọi ống kính thiên văn. Đây là lần đầu tiên một nhà thiên văn nghiệp dư có được phát hiện quan trọng đến thế, theo NASA.
Sao Mộc và "bản đồ" sơ lược một số nhóm mặt trăng đã được xác định - Ảnh: Viện Carniegie
Theo tờ Daily Mail, nữ sinh viên tên Kai Ly đã dành kỳ nghỉ hè để sục sạo bộ dữ liệu đồ sộ được các nhà nghiên cứu của Đại học Hawaii (Mỹ) thu thập từ một công trình năm 2003, và phát hiện ra những điều mà họ đã bỏ sót.
Trước đó, vào năm 2020, cô cũng đã tìm ra 4 bằng chứng về sự hiện diện của nhóm mặt trăng Jovian "đã mất" của hành tinh này, gồm 23 mặt trăng nhỏ.
Mặt trăng mới được phát hiện - Ảnh: NASA/JPL CalTech
Mặt trăng mới EJc0061 thuộc nhóm Carme, một tập hợp gồm 22 mặt trăng khác của Sao Mộc.
Theo Space, dữ liệu mà cô đã sử dụng là những hình ảnh chất lượng cao được chụp bởi Kính viễn vọng Canada - Pháp - Hawaii vào tháng 2-2003 vào khoảnh khắc Mặt Trời và Sao Mộc ở 2 bên đối nghịch nhau trên bầu trời Trái Đất, giúp làm nổi bật độ sáng của các mặt trăng.
80 mặt trăng đã xác định của gã không lồ khí được chưa thành nhiều nhóm: nhóm mặt trăng Galilean (được phát hiện bởi Galileo Gallilei vào thế kỷ 17), nhóm Prograde, nhóm Valetudo, nhóm Retrograde...
Theo ước tính của NASA, Sao Mộc thật ra có đến 600 mặt trăng.