Cô bé 16 tuổi và sáng chế phương pháp phát hiện virus Ebola "siêu nhanh" khiến giới khoa học phải thán phục.
Tháng 9 năm ngoái, Olivia Hallisey, một nữ sinh 16 tuổi tại trường trung học Greenwich, bang Connecticut (Mỹ) đã giành giải thưởng tại Hội chợ Khoa học thường niên của Google bằng phương pháp phát hiện Ebola.
Olivia Hallisey, nữ sinh 16 tuổi chiến thắng giải thưởng "Google Science Fair" lên tới 50.000 USD.
Olivia chứng minh sáng chế tuyệt vời của mình có thể phát hiện ra người mắc bệnh Ebola một cách vô cùng nhanh chóng trong chưa đầy 30 phút.
Công cụ mà Olivia sử dụng là các tấm thẻ chứa sợi tơ hay còn gọi là thuốc thử ELISA (hay được dùng để phát hiện Ebola).
Ngoài ra còn có một hỗn hợp hóa chất cụ thể và mẫu máu của một người để xác định dấu hiệu thay đổi màu sắc nếu virus Ebola có trong máu của bệnh nhân.
Khác hoàn toàn với phương pháp thường được áp dụng trước đó, kéo dài tới 12 giờ đồng hồ, phương pháp của Olivia chỉ mất chưa tới 30 phút và không cần phải trải qua quy trình làm lạnh đầy phức tạp.
Đây được coi là một yếu tố rất sáng tạo của cô bé 16 tuổi đầy tài năng đạt được trong sáng chế của mình.
Chia sẻ về sáng chế của mình, Olivia cho hay: "Theo ước tính, việc chẩn đoán và điệu trị sớm có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh Ebola gây ra từ 90% xuống còn 50%."
Phương pháp kiểm tra nhanh chóng, gọn nhẹ, không hề phụ thuộc vào nhiệt độ và đơn giản của cô bé Olivia còn ít tốn kém hơn cách thức kiểm tra bệnh Ebola trước đó rất nhiều.
Chi phí cho mỗi lần kiểm tra, phát hiện bệnh Ebola giờ đây chỉ còn 23 USD mà thôi. Hơn nữa, sáng chế của Olivia còn có thể áp dụng ở những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, đia hình trắc trở và ở những khu thiếu điện.
Sáng chế tuyệt vời đã mang lại cho Olivia học bổng lên tới 50.000 USD từ Hội chợ khoa học của Google – hội chợ được tổ chức cho học sinh trong độ tuổi từ 13 -18 tuổi rất nổi tiếng ở Mỹ.
Bé gái người Ấn Độ 13 tuổi khiến giới khoa học "kinh ngạc" với sáng chế ra máy lọc nước sạch từ lõi ngô.
Máy lọc nước bằng lõi ngô có 1-0-2 này là của bé gái 13 tuổi, người Ấn Độ.
Chủ nhân của sáng chế không ngờ này lại là môt cô bé 13 tuổi, tên là Lalita Prasida đến từ Odisha, Ấn Độ.
Sáng chế của Lalita đã giành chiến thắng tại hạng mục "Tác động cộng đồng" tại Hội chợ khoa học của Google năm 2015 với giải thưởng lên tới 10.000 USD.
Lalita chia sẻ, ý tưởng về chiếc máy kỳ diệu này xuất phát từ một lần đi dạo của em ở một vùng quê tại Ấn Độ.
Em thấy có rất nhiều lõi ngô bị vứt rải rác ở trên đường và Lalita đã nảy ra ý tưởng tại sao lại không dùng lõi ngô để tạo ra nước sạch ở khu vực thiếu nước sinh hoạt như thế này nhỉ?
Cô bé Lalita bắt đầu thử nghiệm phương pháp độc đáo của mình ngay từ năm 2011, khi em mới 11 tuổi.
Máy lọc nước "lạ lùng" của Lalita sẽ là một công cụ "siêu rẻ" giúp bảo vệ sức khỏe cho những người nông dân thiếu nước sinh hoạt.
Bộ lọc nước từ lõi ngô bắp của Lalita giúp loại bỏ hơn 80% các chất gây ô nhiễm có trong nước, trong đó có chất tẩy rửa, dầu, và các chất có hại khác.
Hơn nữa, cách thức hoạt động của chiếc máy lọc này cũng vô cùng đơn giản, rất phù hợp với những khu vực nông thôn, vùng hẻo lánh.
Nhận được giải thưởng "khủng", Lalita chia sẻ: "Em thật sự phấn khởi khi được nhận giải thưởng từ cuộc thi này. Đây sẽ là động lực và cơ hội cho em cố gắng nhiều hơn nữa để giải quyết những vấn đề trong địa phương nơi em sống".
Ngoài ra, với học bổng này, Lalita còn nhận được sự cố vấn của tổ chức Scientific American trong một năm để tiếp tục phát triển dự án khoa học của mình.
Đây là một trong những biện pháp mà Google "đầu tư" nhằm thúc đẩy phát triển và hỗ trợ cho những thế hệ kỹ sư, nhà khoa học tương lai của nhân loại.
(Nguồn: Techinsider)