Các yêu tinh trong Tây Du Ký tuyệt đại đa số đều có kết cục bi ai, người thì bị đánh chết, người thì bị thu phục dẫn đi. Tuy nhiên trong đó có một nhân vật khá đặc biệt, cản đường thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, dẫn đến một cuộc truy sát của các Thần Tiên, nhưng cuối cùng, tiên giới không thu, địa ngục không nhận, lại được phóng thích tự do.
Yêu tinh đó thông qua tu luyện, lại đắc đạo thành Tiên. Đây chính là nhân vật xuất hiện ở hồi thứ 59 - Thiết Phiến Công Chúa. Trong truyện miêu tả đây là nhân vật có quan hệ rất mật thiết với Tôn Ngộ Không, từng gọi Thiết Phiến Công Chúa hai tiếng "tẩu tẩu".
Ảnh minh họa
Thiết Phiến Công chúa còn có tên gọi khác là bà La Sát, vợ của Ngưu Ma Vương. Thiết Phiến Tiên chính là hình tượng nhân vật kết hợp giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Phật giáo. Thiết Phiến Tiên là một nhân vật trong thời cổ đại của dân tộc Trung Hoa, còn Nữ La Sát lại thuộc về văn hóa của Phật Giáo Ấn Độ cổ.
Truyện Tây Du Ký bắt đầu được thịnh hành từ thời Nguyên Minh. Có một người tên gọi Dương Cảnh Hiền làm nghề tạp kỹ (kinh kịch) sáng tác bộ một Tây Du Ký gồm 6 cuốn 24 hồi. Đây cũng có thể được gọi là bản thảo đầu tiên của "Tây Du Ký" mà sau này Ngô Thừa Ân dựa vào để sáng tác. Trong hồi thứ 19 "Thiết Phiến Hung Uy" của tạp kỹ, xuất hiện một nữ yêu quái tên Thiết Phiến, đây cũng chính là hình tượng nhân vật nguyên thuỷ nhất của Thiết Phiến Tiên.
Ảnh minh họa
Chỉ có điều, trong Tây Du Ký của Dương Cảnh Hiền thì Thiết Phiến Tiên không phải vợ của Ngưu Ma Vương, cũng chẳng phải mẹ của Hồng Hài Nhi. Đây là nhân vật vốn có xuất thân từ chốn Thần Tiên, là Thần quản lý Phong Thần trên Thiên Đình, do một lần uống rượu say đắc tội với Vương Mẫu phải rời khỏi Thiên Đình đến núi Thiết Tha. Trong tay Thiết Phiến có cây quạt nặng hơn nghìn cân, bên trên có 24 dẻ quạt, pháp thuật kinh thiên động địa.
Khi thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, trên đường đi gặp Hoả Diệm Sơn cản trở, Tôn Ngộ Không đi tìm Thiết Phiến mượn quạt. Nhưng trong lúc Tôn Ngộ Không đi mượn quạt, do lời lẽ không thuận khiến cho nữ yêu Thiết Phiến tức giận, hai bên đấu pháp, Tôn Ngộ Không không có cách nào đánh thắng và còn bị lửa của Hỏa Diệm Sơn thiêu cháy.
Sau đó được Quan Âm giúp sức, mời Lôi Công, Điện Mẫu, Phong Bá, Vũ Sư, Ki Thủy Báo, Tham Thủy Viên, Đẳng Thủy Bộ Thần Thông đến mới thu phục được nữ yêu Thiết Phiến, đoạt lấy quạt đi dập lửa Hoả Diệm Sơn.