Martha nằm trên giường bệnh khi cô nói về điều này. Trên đùi đầy những vết đâm do bạn trai gây ra và vẫn đang tiếp tục rỉ máu, nhưng Martha không màng gì.
Đối mặt với câu hỏi của nhân viên cảnh sát, Martha chống lại nỗi đau và bảo vệ bạn trai của mình: “Anh ấy không hề cố ý".
Lúc này, nhiếp ảnh gia Donna Ferrato đã giơ máy ảnh lên và ghi lại hình ảnh này. Đây là một phần trong dự án quay phim tài liệu phản ánh hiện trạng bạo lực gia đình mà cô đang thực hiện.
Trong suốt quá trình quay phim kéo dài 10 năm, Donna đã chứng kiến vô số cảnh bạo lực và đẫm máu, thậm chí là chứng kiến vô số câu chuyện trong đêm đẫm nước mắt.
“Điều này đã phá vỡ niềm tin trong lòng tôi về một gia đình. Hóa ra, gia đình lại là một nơi hỗn loạn nhất", Donna chia sẻ.
Elizabeth và Bengt được xem là cặp đôi lý tưởng.
Năm 1981, nhiếp ảnh gia Donna Ferrato đã được tạp chí Playboy ủy nhiệm để chụp một cặp đôi thời trang Elizabeth và Bengt ở New Jersey để phản ánh về tình yêu của họ.
Vào thời điểm đó, các câu lạc bộ đêm mọc lên như nấm ở New York và cặp đôi này lại được yêu thích nhất. Cả hai đều trẻ, giàu có và sự tương tác của họ trông rất hạnh phúc.
Trong mắt mọi người, cặp đôi khiến ai cũng phải ghen tị vì sự viên mãn của mình.
Để thuận tiện cho việc tác nghiệp, Donna đã chuyển vào sống ở biệt thự của họ, đương nhiên là cặp đôi cho phép.
Tuy nhiên, tại đây Donna đã chứng kiến những điều mà cô không bao giờ nghĩ đến. Donna đã tìm thấy những vết nứt khó chịu trong cuộc hôn nhân hạnh phúc bề nổi này.
Trên thực tế, Bengt có thói quen dùng cocaine. Anh ta cũng từng ép Elizabeth chơi thuốc và quan hệ tình dục. Hai người họ luôn rơi vào những cuộc tranh cãi không hồi kết.
Donna đã chứng kiến toàn bộ cảnh bạo hành của cặp đôi tưởng chừng hạnh phúc.
Một đêm nọ, trong một cuộc cãi vã, Bengt không kiềm được sự tức giận đã đánh Elizabeth một cách dã man, thậm chí còn bóp cổ cô.
Nghe thấy tiếng hét thất thanh, Donna chộp lấy máy ảnh trong tiềm thức và lao vào phòng tắm, nơi hai người đang ẩu đả và chụp lại cảnh bạo lực.
Donna đã nghĩ rằng Bengt sẽ ngừng tay khi thấy cô bước vào, nhưng anh đã không làm thế.
Donna đã bước đến và nắm lấy cổ tay Bengt, cố gắng ngăn anh lại nhưng đã bị gạt sang một bên và ngạo nghễ nói: “Hãy nhìn xem, đây là vợ tôi. Tôi cần dạy dỗ cô ta thật tốt, để cho cô ta biết không nên nói dối tôi".
Elizabeth nghiện ma túy và cô đã trở thành người không thể kiểm soát hành vi trong mắt chồng. Khi một ai đó hỏi về những vết bầm trên gương mặt mình, cô trả lời: "Ngã".
Vào ngày Elizabeth ra khỏi trại cai nghiện và về nhà, Bengt đã treo một biểu ngữ tình yêu: "Anh yêu em, anh sẽ luôn bên em.
Anh rất vui khi em về nhà". Nói lời yêu thương là thế, và kể từ giây phút này Bengt đã bạo lực Elizabeth nhiều hơn.
Việc chứng kiến cảnh bạo lực của một người đàn ông đối với vợ mình đã khiến sự nghiệp nhiếp ảnh gia của Donna hoàn toàn thay đổi.
"Trước đó tôi chỉ muốn ghi lại hình ảnh đẹp của những người đang yêu nhau. Nhưng cuối cùng tôi đã bị sốc khi hai người yêu nhau lại trở thành thế này", cô trải lòng.
Trường hợp của Elizabeth không phải là hiếm. Vào những năm 1980, việc bạo lực gia đình ở Mỹ không được coi là tội nghiêm trọng.
Trước khi xuất hiện luật chống bạo lực gia đình, vấn nạn này đã bị phớt lờ và dung túng. Thật khó có thể tin được, gia đình - nơi mà mình cho là mái ấm, nơi hạnh phúc nhất và an toàn nhất lại chứa đựng nhiều điều xấu xí bên trong.
Các vấn nạn bạo lực gia đình đều rất khó để chứng minh khi sau tất cả, không ai lắp đặt camera giám sát trong nhà riêng của họ.
Donna nhận ra rằng một số phụ nữ đang phải cố gắng chịu đựng sống trong một gia đinh địa ngục, nhưng xã hội thì vẫn thờ ơ trước vấn đề này. "Xã hội đã thông đồng với thủ phạm", Donna bức xúc.
Cô tìm thấy nạn nhân của bạo lực gia đình tại các bệnh viện, trong nhà tạm giữ bạo lực gia đình, trong xe cảnh sát và trong nhà tù. Sau đó, cô đã thuyết phục các nạn nhân chuyển đến ở cùng nhau để sống và ăn uống.
Cô đã giúp họ dọn dẹp, nấu ăn và sau đó chấp nhận ngủ trên ghế sofa.
Nhờ đó mà Donna có thể chụp những bức ảnh đời thường của nạn nhân, có sức ảnh hưởng đến việc bạo lực gia đình. Có vô số vết sẹo và nước mắt trong những bức ảnh khiến ai cũng đau lòng.
Những thiệt hại mà bạo lực gia đình gây ra không chỉ dừng lại ở khoảnh khắc nào đó, mà còn ảnh hưởng đến những khoảng trống sau này.
Chỉ cần có một sự bạo lực xảy ra trong gia đình, thì mọi thành viên trong nhà đều là nạn nhân.
Vào một đêm khuya năm 1988, cảnh sát ở thành phố Minneapolis nhận báo cáo về bạo lực gia đình tại nhà cậu bé 8 tuổi tên Diamond.
Cảnh sát đã nhanh chóng đến nơi và bắt giữ người bố bạo hành. Điều đáng ngạc nhiên, khi cảnh sát còng tay bố, Diamond đã chỉ thằng vào mặt bố hét lên: "Ông đánh mẹ tôi.
Tôi ghét ông. Tôi cấm ông quay về căn nhà này". Nhưng lúc này, người bố không thèm đếm xỉa gì đến đứa con, cũng chẳng nhìn vào cậu bé.
Sự bảo vệ dũng cảm của đứa trẻ này đã thay đổi cách nhìn của xã hội Mỹ về vấn nạn bạo lực gia đình.
Mọi người bắt đầu nhận ra rằng, việc chứng kiến bạo lực gia đình từ khi còn nhỏ sẽ mang lại tâm lý tổn thương không thể chữa lành cho trẻ em. Thế nhưng, không phải mọi đứa trẻ trong gia đình bạo lực đều có cơ hội được lớn lên.
Lisa bị bạo hành mà qua đời.
Vào ngày 2/11/1987, cái chết của một bé gái 6 tuổi tên Lisa đã gây chấn động nước Mỹ. Người cũng chịu bạo lực gia đình lúc đó là mẹ Lisa tên Hedda.
Vốn là nạn nhân nhưng Hedda nhiều lần bị công chúng nghi ngờ rằng tại sao lại khoanh tay làm ngơ khi con gái mình bị bạo lực.
Một số người thậm chí còn suy đoán ác ý rằng Hedda chỉ giả vờ bị bạo hành để tránh hình phạt cho cái chết của con gái.
Thủ phạm thực sự trong chuyện này chính là chồng của Hedda - Joel nhưng lại trở nên vô hình trong mắt dư luận. Joel là một luật sư tài giỏi, có tương lai tươi sáng nhưng đằng sau là một kẻ vũ phu.
Hedda nhiều lần bị đánh đến gãy mũi, môi nứt và cần phải khâu lại. Vì nhiều lý do mà Hedda phải chịu đựng mọi thứ trong im lặng.
Hedda, người phụ nữ hối hận muộn màng sau khi con gái qua đời.
Cho đến khi đứa con gái nhỏ Lisa qua đời, cô mới được thức tỉnh. Lúc này, cô đã dũng cảm đối mặt và quyết tâm bỏ chồng.
Mặc dù cô đã được sống sót sau sự tan vỡ của một gia đình dị dạng, và Lisa lại là trở thành nạn nhân vô tội.
Mười tháng sau cái chết con gái, Hedda viết trong nhật ký: "Xin lỗi con, Lisa. Giờ mẹ mới nhận ra tầm quan trọng trong việc rời khỏi địa ngục này".
Vô số phụ nữ bị bạo hành gia đình được coi là điều hiển nhiên, và tiếng nói của họ không có giá trị. Khi họ đưa những sự lựa chọn cực đoan để tự vệ, họ lại bị kết án với hình phạt khắc nghiệt nhất.
Nhưng điều gây sốc nhất chính là vẫn còn nhiều phụ nữ trong tù bảo vệ mình.
May mắn thay, dưới ống kính của Donna, hầu hết những phụ nữ bị bạo lực đã thoát khỏi gia đình và tìm được cuộc sống mới thông qua sự giúp đỡ hoặc sự giải cứu khác.
Năm 1973, Mỹ đã thiết lập nơi trú ẩn đầu tiên cho những phụ nữ bị bạo hành. Trước đó, phụ nữ bắt đầu giúp đỡ nhau một cách tự nhiên, giấu những người phụ nữ bị chồng đánh trong nhà.
Trong thế kỷ 21, số nạn nhân tạm giữ trong vấn nạn bạo lực gia đình đã vượt 2000 người.
Trong thời gian này, đối tác của những người phụ nữ này thay đổi thái độ nói rằng: "Em yêu, em đang ở đâu, anh không thể sống thiếu em một ngày nào cả".
Những từ này có vẻ rất khó hiểu trong hoàn cảnh này thế nhưng vẫn khiến một số người lung lay. Một khi họ trở về nhà thì sẽ rơi vào chu kỳ bạo lực gia đình mới.
Bất luận là người bị hại hay người hại phải đều thừa nhận rằng, bạo lực là bạo lực, không thể nhân danh tình yêu mà đánh đập, bạo lực, điều này không thể tha thứ được.
Đây là những gì Donna muốn truyền tải thông qua những bức ảnh bạo lực gia đình mà cô đã tác nghiệp trong thời gian qua.