Nữ nhân may mắn nhất thời cổ đại: Cơ duyên đưa đẩy từ nha hoàn trở thành Hoàng hậu, cuộc sống nhung lụa gần như là Võ Tắc Thiên thứ 2

HY LI |

Cuộc sống của nữ nhân này được người đời xem như là một huyền thoại.

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, địa vị của phụ nữ rất thấp. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng có nhiều nữ nhân phi thường và một trong số họ chính là Võ Tắc Thiên. 

Ngoài ra, vẫn còn một người được xem là truyền kỳ và gần như trở thành Võ Tắc Thiên thứ 2. Bà chính là Tống Phúc Kim.

Tống Phúc Kim là người Giang Hạ, Hồ Bắc (hiện nay là Vũ Hán), xuất thân từ thư hương thế gia (dòng dõi có học vấn), cuộc sống không quá giàu sang cũng không đến mức thiếu ăn thiếu mặc. 

Bà ra đời trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc, là một trong những thời điểm hỗn loạn nhất lịch sử Trung Quốc.

Chính vì loạn lạc nên khi trốn chạy gia đình đã gặp nạn, Tống Phúc Kim và người nhà lạc mất nhau. 

May mắn, Thứ sử Vương Nhung thấy hoàn cảnh của Tống Phúc Kim quá đáng thương nên giữ bà lại và sắp xếp làm nha hoàn cho đại tiểu thư Vương gia.

Thời điểm đó, Hoàng đế Nam Ngô hữu danh vô thực, đại quyền trong triều nằm trong tay đại thần Từ Ôn. 

Từ Ôn có một người con nuôi tên là Từ Chi Cáo, ông ta rất xem trọng người này. Về sau, Từ Chi Cáo thành thân với đại tiểu thư nhà họ Vương, Tống Phúc Kim với thân phận nha đầu thiếp thân cũng chuyển đến sống ở Từ gia, trở thành nha đầu bồi giá.

Nha đầu bồi giá thời cổ đại không chỉ phục vụ tiểu thư, mà khi tiểu thư đó được gả đi, nha đầu còn có thêm trách nhiệm phục vụ chồng của tiểu thư. Tống Phúc Kim cũng được Từ Chi Cáo thường xuyên sủng hạnh.

Nữ nhân may mắn nhất thời cổ đại: Cơ duyên đưa đẩy từ nha hoàn trở thành Hoàng hậu, cuộc sống nhung lụa gần như là Võ Tắc Thiên thứ 2 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Trong khi đại tiểu thư nhà họ Vương ốm yếu nên không thể có con, Tống Phúc Kim đã sớm sinh cho Từ gia một đứa con trai bụ bẫm, đặt tên là Từ Cảnh Thông. 

Mẫu dĩ tử quý (phú quý của người mẹ dựa vào con cái), nhờ Từ Cảnh Thông mà Tống Phúc Kim được Từ Chi Cáo yêu thương hơn.

Đại tiểu thư Vương gia bị thất sủng trong một thời gian dài, vì quá đau buồn và thể chất yếu ớt, người này đã mất sau một cơn bạo bệnh. Sau đó, Từ Chi Cáo đã nâng nha đầu bồi giá Tống Phúc Kim trở thành chính thất của mình.

Với sự thông tuệ do được giáo dục từ nhỏ, Tống Phúc Kim thường xuyên giúp đỡ Từ Chi Cáo trong những vấn đề khó khăn. Điều này càng khiến Từ Chi Cáo càng yêu thương bà hơn.

Năm Thuận Nghĩa thứ 7 (tức năm 927), đại thần Từ Ôn qua đời, con nuôi Từ Chi Cáo tiếp nhận quyền lực của ông. Không chỉ muốn thâu tóm mọi quyền lực, Từ Chi Cáo còn dành mọi tâm sức đoạt lấy ngôi báu.

Năm Ngô Thiên Tộ thứ 3 (tức năm 937), Ngô đế Dương Phổ nhường ngôi cho Từ Chi Cáo, nhà Ngô chính thức sụp đổ. Từ Chi Cáo lên ngôi, đổi sang họ Lý, lấy tên là Lý Biện và lập nhà nước Nam Đường. 

Còn Tống Kim Phúc, nha đầu bồi giá trước đây, nay đã trở thành Mẫu nghi thiên hạ, là một vị Hoàng hậu khai quốc cao cao tại thượng.

Năm 943, Lý Biện qua đời ở tuổi 56, con trai Lý Cảnh (tức Từ Cảnh Thông) kế thừa ngôi vị, Tống Kim Phúc trở thành Hoàng thái hậu. 

Lúc đó, Lý Cảnh vẫn còn nhỏ tuổi, rất nhiều đại thần nghĩ đến khả năng của Tống Kim Phúc trước đây nên đã ra sức thuyết phục bà lâm triều xưng chế, xử lý chính vụ.

Tuy nhiên, nếu Tống Kim Phúc có dã tâm thì sẽ trở thành một Võ Tắc Thiên thứ 2, nhưng bà không hề như vậy. Bà đã bái thác (nhờ vả, gửi gắm) văn võ đại thần hỗ trợ Lý Cảnh, còn bản thân yên lòng làm một Hoàng thái hậu.

Mặc dù Tống Phúc Kim từ nhỏ đã thất lạc cha mẹ và trở thành nha đầu, sớm nếm trải cay đắng cuộc đời nhưng về sau bà đã có được cơ hội trở thành Hoàng hậu, rồi sau đó là Hoàng thái hậu. Người đời luôn xem bà là nha đầu may mắn nhất thời cổ đại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại