Mới đây, một nữ bác sĩ thành đạt Terry Loong, 40 tuổi, đã chia sẻ lý do lựa chọn và trải nghiệm "không tắm trong 1 tháng sau khi sinh" có nhiều thú vị và đã giúp cô gắn kết với con mình như thế nào.
Sau khi sinh bé Mathew, cô lựa chọn ở cữ hậu sản. Đây là phương pháp phổ biến ở văn hóa Châu Á nhằm phục hồi và bảo vệ sức khỏe cho các bà mẹ sau sinh, bao gồm các yêu cầu như: không dùng thiết bị điện tử, ở nhà tránh gió, tránh gặp nhiều người hay kiêng nước ít nhất là một tháng sau sinh,…
Là một người theo văn hóa Malaysia, Loong chia sẻ hồi nhỏ cô cũng đã từng chứng kiến mẹ mình cũng áp dụng phương pháp này.
Một số người bạn Trung Quốc của cô ở London cũng vậy, chỉ khác là họ chọn một vài trong số những phương pháp phù hợp nhất với họ để thực hành. Riêng cô, cô chọn áp dụng gần như tất cả các phương pháp ấy.
Thực ra, Terry đã sinh non tự nhiên khi cô mang thai được 37 tuần. Cô quyết định không tắm cho em bé và giữ em trong 8 tuần.
Đồng thời, do quá trình mang thai và sinh nở đã bòn rút sức khỏe của cô đi rất nhiều, thế nên cô chọn những biện pháp kiêng cữ lành mạnh của Châu Á để vừa chữa lành cơ thể, vừa hồi phục sức khỏe tinh thần tốt nhất có thể, trong đó nổi bật nhất là việc không tắm rửa (kiêng nước) trong 1 tháng.
Terry cho biết, do không tắm nên tóc cô bết dính và người thì lúc nào cũng nhớp nháp. Cảm giác vô cùng khó chịu nhưng cô vẫn cố gắng hi sinh tất cả vì sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
Cô chọn giải pháp thay thế bằng cách rắc bột baking soda làm giảm bớt dầu gây bết tóc.
Đặc biệt, vết khâu ở vùng kín của cô thỉnh thoảng vẫn hơi rỉ máu. Vì thế để đảm bảo không bị nhiễm trùng, cô vẫn vệ sinh vùng kín của mình theo một cách khác biệt hơn so với bình thường.
Hết kì hạn ở cữ, cuối cùng Terry và cậu bé Matthew cũng được tắm rửa sạch sẽ, khiến chồng cô – Kurt – cũng phải thốt lên thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng chưa hết, vẫn còn một số yêu cầu khác mà Loong vẫn phải thực hiện theo.
Đó là kiêng gió và phải giữ ấm cho cơ thể, nhất là cho em bé bởi hệ miễn dịch của chúng vẫn còn chưa ổn định. Cô dành hầu hết thời gian với con nhỏ ở trong nhà và không mở bất kì cánh cửa sổ nào.
Ngoài việc giữ ấm bên ngoài, cô còn giữ ấm cả bên trong cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Cô tránh những thực phẩm thanh mát như dưa chuột, salad,.. và thay vào đó là ăn súp thịt hầm rau củ. Cô nói rằng một trong những nguyên liệu lành mạnh nhất trong đó chính là quả táo tàu.
Sau 2 tuần tiếp theo, gia đình Terry cuối cùng cũng ra ngoài tận hưởng ánh nắng nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành và thưởng thức chuyến đi picnic ấm cúng bên nhau.
Còn về việc tiếp khách tới nhà trong khoảng thời gian sau sinh, ngoại trừ việc chỉ có ông bà nội và chị chồng cách 1-2 tuần được đến thăm hai mẹ con Terry, thì bạn bè của hai vợ chồng cô phải đợi đến khi cô hết thời gian ở cữ mới được đến nhà.
Việc áp dụng những biện pháp kiêng cữ của văn hóa Châu Á này dù mới đầu sẽ rất khó khăn để theo nhưng không thể phủ nhận rằng lợi ích hậu mãi sau này của nó thực sự rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ.
Không chỉ giúp các bà mẹ hồi phục cơ thể một cách tự nhiên nhất từ sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần, mà chúng còn ngăn ngừa những hệ lụy sau sinh sản của nữ giới như thiếu dinh dưỡng, kém ăn, đau lưng và vùng xương chậu, rụng tóc, ù tai và nguy hiểm nhất là chứng trầm cảm hậu sản.
Bản thân là người áp dụng nghiêm ngặt những quy tắc ấy, với mong muốn mọi chị em phụ nữ, các bà mẹ và trẻ nhỏ có được một cơ thể khỏe mạnh tự nhiên, hồi phục tốt nhất, bác sĩ Terry rất muốn chia sẻ rộng rãi và tuyên truyền những phương pháp ở cữ này đến vùng phương Tây.
Đồng thời cô gửi gắm lời nhắn nhủ rằng chỉ cần chịu khó vượt qua những khó khăn phức tạp ban đầu, chắc chắn kết quả tốt đẹp trong tương lai sẽ đến với cả mẹ lẫn con.
*Theo News.com.au
Sinh con “thuận tự nhiên” và những con số biết nói