Một hôm, nam thanh niên này thấy mắt có màu đỏ bất thường và có cảm giác nóng ở trong mắt. Mẹ của anh liền nghĩ rằng biểu hiện này là do nóng trong người, nên gợi ý cho con trai ăn mật cá để giải nhiệt.
Người đàn ông nghe lời mẹ liền ra chợ mua một con cá nặng khoảng 2-3 kg về làm thịt và lấy mật cá ăn để "chữa bệnh". Tổng cộng, anh đã nuốt hết 3 túi mật cá.
Tuy nhiên, một giờ sau đó, anh bắt đầu gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Nghĩ chỉ là tiêu chảy bình thường nên anh đã mua một ít thuốc về uống. Sau khi uống thuốc xong, các triệu chứng biến mất nên anh cũng chủ quan không đi khám lại.
Thế nhưng, 3 ngày sau đó, tình trạng của anh này bất ngờ xấu đi với các triệu chứng như đau lưng, vàng da, tiểu rắt, tiểu ra máu, chóng mặt, buồn ngủ,... Lúc này, anh mới tới bệnh viện thuộc Đại học Tứ Xuyên để thăm khám.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ kết luận rằng người đàn ông này bị ngộ độc thực phẩm do ăn mật cá, từ đó dẫn đến suy gan suy thận cấp tính và yêu cầu anh nhập viện để điều trị.
Bác sĩ Đỗ Vũ, giám đốc khoa cấp cứu Bệnh viện trực thuộc Đại học Tứ Xuyên cho biết, người đàn ông ngay lập tức được chuyển tới khoa cấp cứu để điều trị khẩn cấp.
Sau 13 ngày điều trị, người đàn ông mới thoát khỏi cơn nguy kịch. Tuy nhiên, chức năng gan của người đàn ông đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Bác sĩ Đỗ Vũ cho biết, mỗi năm đều có một vài trường hợp nhập viện do ngộ độc vì ăn mật cá. Tuy nhiên, nhóm đối tượng chủ yếu là người từ độ tuổi từ 50-60 vì họ cho rằng ăn mật cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, được sử dụng như một vị thuốc.
Tại sao không nên ăn mật cá?
Ảnh minh họa
Bác sĩ Đỗ Vũ cho biết, túi mật là một cơ quan tiêu hóa tiết ra chất dịch để thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein và chất béo. Mật cá tươi lại có chứa chất phân giải protein rất độc, không dễ dàng gì bị phân hủy bởi rượu và nhiệt độ. Điều này có nghĩa là nó sẽ rất độc kể cả khi ăn tươi hoặc nấu chín.
Hầu hết ngộ độc do mật cá thường xuất phát từ những loại cá nước ngọt như cá trắm cỏ, cá chép, cá diếc, cá mè.
Bác sĩ Đỗ Vũ cũng cho biết thêm, chất độc trong mật cá có thể kết hợp với các thành phần khác từ thực vật để tạo thành một hợp chất gây hại cho cơ thể, nhẹ sẽ bị dị ứng, nặng có thể gây hoại tử tế bào, làm suy giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể, suy chức năng đa tạng.
Chẳng hạn như axit cholic, axit taurocholic, axit chenodeoxycholic, axit taurodeoxycholic có trong mật cá có thể kết hợp với các ion kali trong cơ thể, gây ra sỏi mật hay làm tổn thương màng tế bào, rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Hơn nữa, mật cá còn chứa một độc tố là sulfate có thể tan trong nước, các axit hydrocyanic, có thể ứng chế phản ứng của 40 loại enzyme, từ đó làm ngăn chặn quá trình oxy hóa sinh học cũng như quá trình chuyển hóa năng lượng của các tế bào.
Bên cạnh đó, chất histamine trong túi mật còn có thể làm giãn mạch, tăng tính thẩm thấu của mao mạch, từ đó gây xuất huyết, phù nề, viêm nhiễm. Ngoài ra, độc tố trong mật cá cũng có thể làm tặng sự oxy hóa các gốc tự do trong cơ thể và tạo ra phản ứng viêm toàn thân.
Bác sĩ Đỗ Vũ cho biết, những độc tố ở mật cá sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến gan, thận, đường tiêu hóa và các cơ quan khác, cuối cùng sẽ gây tổn thương và suy nội tạng.
Thông thường, sau khi ăn mật cá ngắn nhất là 2-6 tiếng, dài nhất là 14 tiếng, người ăn sẽ gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và một số biểu hiện khác, do độc tố khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương.
Sau 3 ngày từ khi bị ngộ độc do mật cá, người bệnh sẽ bị phì đại gan, suy gan, da vàng, tiểu dắt, tiểu ra máu, chóng mặt, xuất huyết,… Bác sĩ Đỗ Vũ cũng cho biết, không có thuốc giải đặc biệt mà người bệnh cần phải được đưa tới bệnh viện để điều trị sớm khi gặp các triệu chứng ban đầu của ngộ độc sau khi ăn mật cá.
Ăn bao nhiêu mật cá sẽ bị ngộ độc?
Bác sĩ Đỗ Vũ cho biết, cá càng to thì càng chứa nhiều độc tố. Thông thường, ăn mật cá của con cá có trọng lượng từ 2kg sẽ dẫn đến ngộ độc và nếu nuốt mật cá từ 5kg trở lên chắc chắn sẽ gây tử vong.
*Theo 163