Lễ Phục sinh đẫm máu: Gần 300 người thiệt mạng, Sri Lanka đối mặt thảm kịch bạo lực tồi tệ nhất kể từ nội chiến

Thi Anh |

"Tôi thấy nhiều phần cơ thể vương vãi khắp nơi", ông Silva tweet và nói thêm rằng "nhiều thương vong là người ngoại quốc" trong loạt 6 vụ nổ ở Sri Lanka.

Thông tin chính:

- Có 6 vụ đánh bom xảy ra tại Sri Lanka sáng 21/4

(3 vụ xảy ra tại các nhà thờ dịp lễ Phục Sinh, 3 vụ xảy ra tại khách sạn 5 sao ở thủ đô)

- 2 vụ đánh bom xảy ra vào đầu giờ chiều (giờ địa phương)

- Ít nhất 290 người thiệt mạng, trong đó có 35 người nước ngoài

- Khoảng 500 người bị thương

- Thủ tướng Sri Lanka lên án vụ tấn công "hèn hạ"

- Nguy cơ đánh bom liều chết được cảnh báo 10 ngày trước

Cập nhật 10h00 ngày 22/4: Số người thiệt mạng tăng cao

Tính tới thời điểm hiện tại, ít nhất 290 người đã thiệt mạng trong loạt đánh bom nhằm vào nhiều khách sạn và nhà thờ ở Sri Lanka, tình trạng bạo lực tồi tệ nhất xảy ra kể từ sau cuộc nội chiến cách nay 1 thập kỷ.

Con số người thiệt mạng kinh hoàng đã tăng cao trong đêm và được phát ngôn viên cảnh sát công bố sáng 22/4, 1 ngày sau thảm kịch. Được biết, vẫn còn hơn 500 người bị thương.

Cập nhật 20h05: Cảnh sát Sri Lanka bắt các nghi phạm

Guardian đưa tin: Hiện cảnh sát đã bắt giữ được 3 nghi phạm trong quá trình điều tra loạt đánh bom đẫm máu khắp đất nước. 

Cập nhật 19h10: Con số thương vong tăng mạnh, ít nhất 207 người thiệt mạng

Theo nguồn tin cảnh sát của AFP, tính tới thời điểm này, ít nhất 207 người đã bị thiệt mạng sau hàng loạt vụ đánh bom liên hoàn xảy ra tại Sri Lanka ngày hôm nay, 21/4. 

Hiện vẫn chưa có thông tin về thủ phạm đằng sau các vụ tấn công đẫm máu ngày lễ Phục Sinh ở Sri Lanka, động thái bạo lực tồi tệ nhất ở nước này kể từ sau cuộc nội chiến cách đây 1 thập kỷ.

Lễ Phục sinh đẫm máu: Gần 300 người thiệt mạng, Sri Lanka đối mặt thảm kịch bạo lực tồi tệ nhất kể từ nội chiến - Ảnh 2.

Cập nhật 18h00: Thông tin cụ thể về vụ đánh bom thứ 8

AFP dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết, vụ đánh bom thứ 8 xảy ra tại 1 ngôi nhà ở khu vực ngoại ô phía Bắc thủ đô Colombo là do một kẻ đánh bom tự sát kích nổ thiết bị nổ của mình khi cảnh sát ập vào tòa nhà để lục soát. 

Vụ nổ đã đánh sập tầng trên của tòa nhà và khiến 3 sĩ quan cảnh sát thiệt mạng. 

Cập nhật 16h47: Sri Lanka tuyên bố xác định được thủ phạm

Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Ruwan Wijewardene cho biết các điều tra viên đã xác định được thủ phạm đứng sau hàng loạt vụ đánh bom khiến Sri Lanka rung chuyển ngày hôm nay. 

Ông Wijewardene khẳng định, các vụ tấn công mà ông mô tả là các vụ "khủng bố" là hành động của các phần từ cực đoan.

Cập nhật 16h22: Đánh bom tiếp diễn, Sri Lanka áp giờ giới nghiêm

Ngay sau khi vụ đánh bom thứ 7 xảy ra ở khu ngoại ô Dehiwala, một vụ đánh bom mới lại tiếp diễn ở thủ đô Colombo trong bối cảnh hoạt động cứu hộ ở đây vẫn đang gấp rút được thực hiện và số thương vong tăng cao sau hàng loạt vụ đánh bom sáng 21/4. 

AFP cho hay, mục tiêu lần này nằm ở khu ngoại ô Orugodawatta, phía bắc thủ đô Colombo. 

Thông tin chi tiết vẫn đang được xác minh.

Sau 2 vụ đánh bom mới nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka đã quyết định áp giờ giới nghiêm từ 18h00 ngày 21/4 cho tới 6h00 ngày 22/4 hoặc "cho tới khi tình hình ổn định". Hiện giờ đang vào khoảng 15h00 ở Sri Lanka, có nghĩa là người dân còn khoảng 3 tiếng đồng hồ để trở về nhà trước giờ giới nghiêm.

Các đại sứ quán ở Colombo cũng lên tiếng cảnh báo công dân nước mình tìm nơi trú ẩn. Hãng hàng không Sri Lanka khuyến cáo hành khách tới sân bay trước giờ khởi hành 4 tiếng đồng hồ bởi tình trạng an ninh được thắt chặt. 

Quân đội Sri Lanka đã được triển khai, phong tỏa một số con đường. Để kiểm soát nguồn tin phát tán, chính phủ nước này đã quyết định hạn chế đường truyền internet. 

Cập nhật 16h00: Vụ đánh bom thứ 7

Theo thông tin mới nhận, một vụ đánh bom khác vừa được ghi nhận ở Sri Lanka, sau 6 vụ đánh bom tại các nhà thờ và khách sạn ở nhiều nơi khắp đất nước. Cảnh sát nước này cho hay, vụ việc mới nhất xảy ra ở khu ngoại ô Dehiwala của thủ đô Colombo. 

Người phát ngôn lực lượng cảnh sát SP Ruwan Gunasekara cho biết, vụ nổ xảy ra tại một khách sạn đối diện Sở thú Dehiwala.

Lễ Phục sinh đẫm máu: Gần 300 người thiệt mạng, Sri Lanka đối mặt thảm kịch bạo lực tồi tệ nhất kể từ nội chiến - Ảnh 3.

Dehiwala là vùng ngoại ô ven biển gần Colombo. Ảnh: GG

Lễ Phục Sinh đẫm máu

Theo truyền thông Sri Lanka, nhiều vụ nổ đã xảy ra tại các nhà thờ và khách sạn hạng sang ở thủ đô Colombo, cũng như nhiều vùng khác trên đất nước, gây thương vong lớn. Sự việc xảy ra đúng vào thời điểm các hoạt động liên quan tới lễ Phục Sinh diễn ra.

Hãng thông tấn Channel News TV của Sri Lanka cho hay, con số người thiệt mạng đã tăng nhanh, lên tới hơn 189 người.

Trước đó, AFP dẫn nguồn giới chức cảnh sát và y tế Sri Lanka cho biết ít nhất 156 người đã thiệt mạng và hơn 280 người khác bị thương trong các vụ nổ. Trong số người thiệt mạng có ít nhất 35 người nước ngoài, hiện chưa xác định được quốc tịch.

Những vụ nổ đầu tiên được ghi nhận tại nhà thờ St. Anthony ở thủ đô Colombo và nhà thờ St. Sebastian ở thị trấn Negombo gần đó. Các vụ nổ được RT cho là liên quan tới nhau bởi chúng đều xảy ra ở quanh thời điểm 8h45 sáng 21/4. 

Sau đó không lâu, những vụ nổ khác lại tiếp tục được ghi nhận. Cảnh sát xác nhận, 3 khách sạn 5 sao ở thủ đô (Shangri-La, Cinnamon Grand, Kingsbury) và 1 nhà thờ ở thị trấn miền Đông Batticalao cũng trở thành nạn nhân của các vụ đánh bom. Nguồn tin cảnh sát nói với AP rằng, chính quyền nghi ngờ có ít nhất 2 trong 6 vụ nổ là do các đối tượng đánh bom tự sát.

Đánh bom tại nhà thờ ở Sri Lanka.

Quan chức tại bệnh viện ở Batticaloa cho hay, hơn 300 người đã nhập viện vì bị thương ở đó. 

Trong video được ghi nhận tại hiện trường một vụ nổ, có thể thấy phần mái ngói của nhà thờ đã bị sập sau vụ nổ, trên sàn la liệt bàn ghế gãy và có nhiều dấu máu.

"Một vụ đánh bom đã xảy ra tại nhà thờ của chúng tôi, xin hãy tới và hỗ trợ nếu thân nhân của các bạn có mặt ở đó" là nội dung thông báo được nhà thờ St. Sebastian tại Negombo đăng tải trên Facebook.

Đăng tải trên Twitter, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe tuyên bố: "Tôi lên án những cuộc tấn công hèn hạ nhằm vào nhân dân của chúng tôi ngày hôm nay."

"Tôi kêu gọi toàn thể người dân Sri Lanka giữ vững sự đoàn kết và mạnh mẽ trong thời khắc bi kịch này. Xin hãy tránh xa các thông tin và đồn đoán chưa được kiểm chứng. Chính phủ đang có những bước đi nhanh chóng để khống chế tình hình".

Lễ Phục sinh đẫm máu: Gần 300 người thiệt mạng, Sri Lanka đối mặt thảm kịch bạo lực tồi tệ nhất kể từ nội chiến - Ảnh 5.

Lực lượng an ninh có mặt tại hiện trường vụ nổ ở 1 khách sạn 5 sao. Ảnh:AFP

Bộ trưởng Cải cách Kinh tế và Phân phối Công cộng Harsha de Silva cho biết các công tác cứu hộ đang được tiến hành và một cuộc họp khẩn đã được mở ra. Ông Silva đã tới hai khách sạn bị tấn công và hiện trường ở nhà thờ St. Anthony, nơi ông mô tả là "những cảnh tượng khủng khiếp".

"Tôi thấy nhiều phần cơ thể vương vãi khắp nơi", ông Silva tweet và nói thêm rằng "nhiều thương vong là người ngoại quốc". "Xin hãy bình tĩnh và ở trong nhà", ông Silva khuyến cáo. 

Hàng trăm người dân Sri Lanka đã tình nguyện đi hiến máu sau khi xuất hiện thông cáo kêu gọi.

Trong tổng số 22 triệu dân của Sri Lanka, có 70% người theo đạo Phật, 12,6% người theo đạo Hindu, 9,7% người theo đạo Hồi và 7,6% người theo đạo Thiên chúa, Straits Times dẫn nguồn số liệu quốc gia Sri Lanka năm 2012.

Chỉ khoảng 6% người Sri Lanka là người Công giáo, tuy nhiên tôn giáo này được xem là một sức mạnh mang tính đoàn kết bởi trong số các tín đồ ít ỏi này có cả người Tamil và cả người thiểu số Sinhala.

Cảnh báo được đưa ra 10 ngày trước, thủ phạm là nhóm Hồi giáo cực đoan?

Hiện bản chất các vụ nổ vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, trước khi vụ việc xảy ra 10 ngày, vào ngày 11/4, cảnh sát trưởng của Sri Lanka đã gửi cảnh báo tới các quan chức cấp cao về khả năng nhiều nhà thờ trở thành mục tiêu của những kẻ đánh om liều chết. 

"Một cơ quan tình báo nước ngoài cho hay, tổ chức NTJ (Thowheeth Jama'ath quốc gia dự định tiến hành các cuộc đánh bom liều chết nhằm vào nhiều nhà thờ cũng như các cơ quan cấp cao của Ấn Độ tại Colombo", cảnh báo nêu rõ. 

Được biết, NTJ là một nhóm Hồi giáo cực đoan ở Sri Lanka. Nhóm này bắt đầu bị chú ý từ năm ngoái khi có liên quan tới các vụ phá hoại tượng Phật ở Sri Lanka. 

Dưới đây là một số hình ảnh tại hiện trường vụ nổ: 

Lễ Phục sinh đẫm máu: Gần 300 người thiệt mạng, Sri Lanka đối mặt thảm kịch bạo lực tồi tệ nhất kể từ nội chiến - Ảnh 6.

Lực lượng cứu hộ sau vụ việc. Ảnh:AFP

Lễ Phục sinh đẫm máu: Gần 300 người thiệt mạng, Sri Lanka đối mặt thảm kịch bạo lực tồi tệ nhất kể từ nội chiến - Ảnh 7.

Người dân bị shock sau hàng loạt vụ nổ. Ảnh:AP

Lễ Phục sinh đẫm máu: Gần 300 người thiệt mạng, Sri Lanka đối mặt thảm kịch bạo lực tồi tệ nhất kể từ nội chiến - Ảnh 8.

Đánh bom tại một khách sạn 5 sao ở Colombo. Ảnh: Twitter

Lễ Phục sinh đẫm máu: Gần 300 người thiệt mạng, Sri Lanka đối mặt thảm kịch bạo lực tồi tệ nhất kể từ nội chiến - Ảnh 9.

Ảnh: Twitter

Lễ Phục sinh đẫm máu: Gần 300 người thiệt mạng, Sri Lanka đối mặt thảm kịch bạo lực tồi tệ nhất kể từ nội chiến - Ảnh 10.

Ảnh: Twitter

Lễ Phục sinh đẫm máu: Gần 300 người thiệt mạng, Sri Lanka đối mặt thảm kịch bạo lực tồi tệ nhất kể từ nội chiến - Ảnh 11.

Ảnh: AP

Thông tin sẽ tiếp tục được cập nhật

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại