NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ

N. Tuấn Sơn |

Để bảo vệ 5 tàu dầu Iran, toàn bộ lực lượng phòng không - không quân, hải quân của Venezuela được lệnh báo động chiến đấu cao. Tiêm kích Su-30MK2 bắn đạn thật răn đe Hải quân Mỹ.

Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật

21h45: Có một điểm đáng chú ý là 3 chiếc tàu dầu Iran gồm Forest, Fortune và Faxon là "chị em ruột", có cùng cấu trúc và kích cỡ như nhau. Nếu không để ý kỹ rất dễ nhầm chúng với nhau.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 1.

Ngay thời điểm này, tàu Fortune đang giao hàng tại cảng Venezuela.

21h20: Tàu dầu Iran đầu tiên mang tên Fortune đã cập cảng và đang bắt đầu giao hàng cho Venezuela.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 2.

Tàu dầu Fortune đang giao hàng cho Venezuela.

 21h10: Vị trí mới nhất của 2 tàu dầu Iran gồm Forest (tàu thứ 2) và Petunia (tàu thứ 3) vừa được cập nhật cách đầy chừng 1 giờ.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 3.

Vị trí của 2 tàu dầu Iran, tàu Forest đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế Venezuela, tàu Petunia đi cách sau đó 346 hải lý (622km).

19h45: Những hình ảnh đầu tiên của tàu dầu Iran mang tên Forest (tàu thứ 2) tới giao hàng ở Venezuela. Hiện nó đang hành trình trong vùng biển của quốc gia Nam Mỹ này dưới sự hộ tống của tàu chiến Hải quân Venezuela.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 4.
NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 5.
NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 6.

Tàu dầu Iran mang tên Forest đang được chiến hạm Hải quân Venezuela hộ tống vào cảng.

18h42: Tàu dầu Iran thứ hai (Forest) đang tiến vào cảng (có thể vẫn là cảng El Palito như tàu Fortune đi đầu trước đó). Hiện nó đang được tàu chiến Hải quân Venezuela hộ tống, bảo vệ.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 7.

Vị trí mới nhất của tàu dầu Iran mang tên Forest (chiếc đi thứ 2).

 18h06: Bình luận về việc tàu dầu đầu tiên của Iran đến Venezuela, Đại sứ Venezuela tại Liên Hợp Quốc Samuel Moncada tuyên bố đây là bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại các cuộc tấn công của nước ngoài nhằm vào chủ quyền Venezuela.

"Việc xăng dầu của Iran đến Venezuela là một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cho chủ quyền, độc lập và hòa bình. Ông Trump và các thuộc cấp của mình đang tính toán về một cuộc tấn công quân sự nhằm vào các tàu chở dầu (Iran) giữa lúc đại dịch (COVID-19)", ông Moncada nói.

Nhà ngoại giao Venezuela nói rằng các tướng lĩnh và cố vấn ở Mỹ đang cố gắng đẩy Mỹ vào một "tình huống xung đột nguy hiểm" với Iran và cho rằng điều này không phục vụ cho các lợi ích của Mỹ.

Ông Moncada cảnh báo các cuộc tấn công nhằm vào tàu dầu Iran có thể kích hoạt "những phản ứng không thể đoán trước".

16h48: Trang tin quân sự Trung Đông South Front vừa có bài bình luận nhân định rằng Venezuela và Iran đã thắng Mỹ hiệp 1 trong cuộc hành trình của những tàu dầu vượt Đại Tây Dương.

Theo đó, hiệp 1 trong cuộc đối đầu giữa Mỹ với Venezuela và Iran đã rõ phần thắng thuộc về ai khi tàu dầu Iran đầu tiên đã đưa được nhưng thùng nhiên liệu đầu tiên tới Venezuela.

Ngay khi đi vào vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ, tàu dầu mang tên Fortune đã được hộ tống và bảo vệ bở Hải quân, không quân nước này. Cả thế giới thở phào nhẹ nhõm vù Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không chặn bắt tàu dầu Iran.

Tiếp đó, vào sáng nay, tàu Forest đi thứ 2 cũng bị một tàu đặc chủng mang cờ Mỹ bám sát, tuy nhiên sau đó con tàu Mỹ đã dừng lại để mặc tàu dầu Iran cắt mặt tiến vào vùng nước của Venezuela.

15h40: Petunia, tàu dầu Iran thứ 3 trong đội hình 5 chiếc cũng sắp tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Venezuela.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 9.
NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 10.

Petunia, tàu dầu Iran thứ 3 trong đội hình 5 chiếc cũng sắp tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Venezuela.

 15h17: Nhằm đảm bảo cho các tàu dầu Iran tới đích an toàn mà không gặp phải bất cứ trục trặc gì, Hải quân Venezuela cùng các trực thăng và chiến đấu cơ Su-30MK2, F-16 liên tục hộ tống, bay che đầu bảo vệ khi những tàu này vào tới vùng EEZ của quốc gia Nam Mỹ.

Sau Fortune tiên phòng, 4 tàu dầu Iran khác cũng sẽ lần lượt tới Venezuela gồm Forest (vừa vào EEZ), Petunia, Faxon và cuối cùng là Clavel, mang theo tổng cộng hơn 1,5 triệu thùng nhiên liệu.

13h59: Kênh RT (Nga) cho biết tàu dầu Fortune sau khi neo tại cầu tàu số 2 của Nhà máy lọc dầu El Palito, nằm ở phía Tây Thủ đô Caracas, Venezuela đang chuẩn bị giao hàng. Chuyến đầu tiên này Iran sẽ giao cho quốc gia Nam Mỹ 43 triệu lít nhiên liệu. Ảnh vệ tinh chụp cùng thời điểm này cho thấy rõ điều đó.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 11.

Ảnh vệ tinh cho thấy tàu Fortune đã cập cảng, chuẩn bị bơm nhiên liệu ra khỏi khoang chứa.

13h40: Cập nhật cách đây chùng 1 giờ cho thấy tàu dầu Fortune của Iran đã cập mạn thành công vào cầu cảng El Palito của Venezuela. Sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan với biên phòng, nhiên liệu sẽ sớm được giải phóng khỏi chiếc tầu dầu đầu tiên cung cấp để nhiên liệu cho Venezuela.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 12.

Tàu dầu Iran đã cập cảng Venezuela, chuẩn bị giao hàng.

12h23: Sputnik dẫn tuyên bố của Chuẩn tướng Mohammad Zalbeigi - Chỉ huy căn cứ không quân Shahid Lashgari ở Tehran cho biết Iran sẽ sớm trình làng các máy bay được chế tạo hoàn toàn ở trong nước.

Theo Chuẩn tướng Zalbeigi, bất chấp các lệnh trừng phạt, Lực lượng Không quân Iran (IRIAF) đang phát triển với tốc độ tương tự nhiều quốc gia khác. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thiết kế nhiều loại máy bay nhờ vào những nỗ lực của các quân nhân thuộc IRIAF và các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng".

Ngoài ra, ông Zalbeigi đề cập chiếc tiêm kích Kowsar thế hệ thứ 4 do Iran tự chế tạo được trang bị các hệ thống tương đương với những hệ thống tiên tiến nhất trên thế giới, như là một trong nhiều ví dụ về những thành tựu của Tehran.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 13.

Tiêm kích Kowsar do Iran tự chế tạo.

12h07: Tàu cung ứng xa bờ Adam Joseph treo cờ Mỹ hiện đã không còn bám sát tàu dầu Iran nữa, nó đã buông neo, để Forest đi cắt mặt, tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Veneezuela.

11h02: Sputnik vừa cập nhật cho biết khi tàu Forest tiến vào vùng EEZ của Venezuela thì nó đã bị tàu Adam Joseph mang cờ Mỹ theo dõi. Đây cũng chính là con tàu đã bám sát tàu Fortune vào hôm qua. Tuy nhiên, Adam Joseph không phải là tàu chiến, nhưng nó là một tàu đặc chủng, chuyên làm nhiệm vụ cung ứng, hỗ trợ xa bờ.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 14.

Tàu mang cờ Mỹ áp sát và theo dõi tàu dầu Iran

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 15.

Tàu mang cờ Mỹ áp sát và theo dõi tàu dầu Iran

10h48: Tàu dầu Forest đã gặp tàu PO-13 Yekuana Hải quân Venezuela và được hộ tống, bảo vệ trên suốt hành trình tới cảng.

10h27: Cập nhật dữ liệu hàng hải mới nhất cách đây 2 phút, tàu dầu Iran thứ 2 mang tên Forest trong đội hình 5 chiếc đã bắt đầu tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Venezuela. Như vậy, nếu không có hành động gì bất thường của Hải quân Mỹ, con tàu này sẽ tới cảng Venezuela trong ngày hôm nay.

Trước đó 1 ngày, tàu dầu Iran đầu tiên mang tên Fortune đã cập cảng của quốc gia Nam Mỹ này, bắt đầu giao những khối lượng nhiên liệu quý giá đầu tiên trong tổng số 1,53 triệu thùng mà Iran chuyển tới cho Venezuela.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 16.

Vị trí mới nhất của tàu dầu Forest đi thứ 2 trong đội hình 5 chiếc của Iran.

09h49: Đại sứ Iran tại Venezuela, ông Hajjatullah Sultani, đã bình luận về quyết định không chặn bắt tàu dầu Iran tới giao nhiên liệu cho quốc gia Nam Mỹ trên trang Twitter cá nhân như sau:

"Chúng tôi cảm ơn Chúa về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cố vấn của ông ta rốt cuộc cũng hiểu rằng nếu quyết định vi phạm luật và thông lệ quốc tế, chắc chắn các binh sĩ Mỹ sẽ phải rúng động não thêm một lần nữa".

Ông khẳng định tàu dầu đầu tiên của Iran đã tới Venezuela một cách an toàn.

09h26: Rất nhiều người đặt câu hỏi tại sao Venezuela một quốc gia giàu tài nguyên dầu mỏ như vậy mà lại khát nhiên liệu từ Iran?

Có thể lý giải như sau, khủng hoảng kinh tế, hạ tầng dầu khí xuống cấp, ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ… là những nguyên nhân chính khiến sản lượng dầu của Venezuela lao dốc.

Theo nhận định của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), công nghiệp dầu mỏ vốn là nguồn thu nhập chính của Venezuela đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Trong điều kiện hoạt động bình thường, Venezuela sản xuất 1,2 triệu thùng dầu/ngày, tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự sụt giảm năng suất. Vì thế, ngày 20/02/2020,, Tổng thống Maduro tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong ngành công nghiệp dầu mỏ, kêu gọi các biện pháp bảo đảm an ninh năng lượng của Venezuela.

Và như vậy, những chuyến tàu dầu Iran tới Venezuela lần này sẽ giải quyết được phần nào cuộc khủng hoảng năng lượng vốn đang hết sức trầm trọng của quốc gia Nam Mỹ này.

09h01: Mỹ có lý do để lo ngại tên lửa diệt hạm Kh-31 mà Không quân Venezuela sở hữu và trang bị cho tiêm kích Su-30MK2 bởi lẽ đây là dòng tên lửa chống hạm siêu âm hàng đầu thế giới hiện nay.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 18.

Tiêm kích Su-30MK2 Không quân Venezuela trang bị tên lửa diệt hạm Kh-31A.

Kh-31A được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi, tàu vận tải có lượng choán nước lớn cũng như các loại tàu có lượng choán nước nhỏ hơn, kể cả các tàu đệm khí có tốc độ lên tới 100 hải lý/h, trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

Chúng có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết (tuyết rơi, mưa, sương mù, dông bão...), bất kể ngày hay đêm, mọi mùa trong năm, trong điều kiện gió mạnh tới 20m/s và trong điều kiện biển động tới cấp 6, tầm bắn diệt mục tiêu trong khoảng 5-70km.

Lúc phóng, tên lửa bay theo quỹ đạo được tính sẵn, khi đến gần mục tiêu, nó dùng radar chủ động của mình để khóa và tiêu diệt mục tiêu. Ở pha giữa tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính dẫn đường, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31 có khả năng kháng nhiễu cao, lựa chọn một mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc.

Với tốc độ siêu âm (tới 2,9M), tên lửa có tốc độ tiếp cận nhanh, hệ thống phòng không của tàu chiến đối phương sẽ chỉ có thời gian rất ngắn để phản ứng và như vậy xác suất trúng đích đối với một phát bắn của Kh-31 là rất cao.

Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa nặng 95kg đủ để tiêu diệt tàu khu trục, hộ vệ cỡ lớn, tàu tên lửa cở nhỏ, tàu vận tải đổ bộ. Khi tiếp xúc bề mặt mục tiêu, tên lửa xuyên phá vào bên trong tàu rồi mới kích nổ đầu đạn hoặc nổ theo kiểu phá mảnh khi bay trên mục tiêu.

Ước tính, để tiêu diệt tàu khu trục hạng nặng cần 2,5 quả Kh-31A, với tàu tên lửa cỡ nhỏ chỉ cần 1 quả. Có thể nói, Kh-31A là vũ khí chống tàu cực kỳ nguy hiểm, "cơn ác mộng" từ bầu trời đối với tàu địch.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 19.

Kh-31A diệt hạm và Kh-31P diệt radar là họ tên lửa tiêu chuẩn trang bị cho tiêm kích Su-30.

08h27: Tổng thống Iran - ông Hassan Rouhani tuyên bố Iran không quan tâm đến việc leo thang căng thẳng, nhưng sẽ có những hành động cần thiết để bảo vệ chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi hy vọng người Mỹ không phạm sai lầm".

08h16: Như vậy đến giờ này có thể khẳng định tàu dầu Iran đầu tiên mang tên Fortune đã tới đích an toàn sau khi vượt nửa vòng trái đất, chuẩn bị cập cảng Venezuela.

Đáng chú ý nhất trong hành trình này chính là việc các tàu dầu Iran, đến thời điểm này là 2 chiếc đã xuyên qua vòng vây của nhóm tác chiến hùng hậu của Hải quân Mỹ.

Hình ảnh do kíp thủy thủ trên tàu dầu Fortune ghi lại cho thấy trong hành trình vượt Đại Tây Dương con tàu dầu Iran đầu tiên đã phải đổi mặt với biển động khá mạnh.

Tàu dầu Iran mang tên Fortune vượt sóng dữ Đại Tây Dương để tới Venezueal.

07h45: Dữ liệu cập nhật hàng hải mới nhất vào sáng sớm nay cho thấy Fortune, tàu dầu Iran đầu tiên chuẩn bị cập cảng sau khi được máy bay và tàu chiến Venezuela hộ tống bảo vệ từ ngoài khơi.

Tàu dầu Iran thứ hai mang tên Petunia đang ở phía Nam Barbados chuẩn bị tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Venezuela. Tàu hải quân quốc gia Nam Mỹ này đã chờ đón, sẵn sàng hộ tống và bảo vệ.

Dường như Hải quân Mỹ vẫn không có ý định ra tay chặn bắt các tàu dầu Iran cho dù họ đã tung một lực lượng lớn gồm cả tàu chiến và máy bay hiện đại tới khu vực này.

NÓNG: Đối đầu nghẹt thở, Venezuela và Iran thắng 1-0, tàu dầu Iran cắt mặt tàu đặc chủng mang cờ Mỹ - Ảnh 23.

Cập nhật vị trí mới nhất của các tàu chiến Iran lúc 6h sáng nay.

07h38: Để bảo vệ 5 tàu dầu Iran, toàn bộ lực lượng phòng không - không quân, hải quân của Venezuela được lệnh báo động chiến đấu cao. Tiêm kích Su-30MK2 Không quân Venezuela đã tập trận thực binh có bắn đạn thật răn đe Hải quân Mỹ.

Cụ thể các chiến đấu cơ Su-30MK2 đã mang tên lửa diệt hạm Kh-31 đầy uy lực bắn vào các mục tiêu giả định.

Tiêm kích Su-30MK2 Venezuela bắn đạn thật, đe Hải quân Mỹ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại