Tiêm kích F/A-18 và KC-130 Mỹ đâm nhau ở Nhật Bản - 5 người trên máy bay tiếp dầu không có ghế thoát hiểm

N. Tuấn Sơn |

Hãng tin RT (Nga) dẫn nguồn từ Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết 2 chiếc máy bay của họ gồm 1 tiêm kích F/A-18 và 1 KC-130 của họ hiện đang bị mất tích ngoài khơi bờ biển Nhật Bản.

Vui lòng bấm F5 để cập nhật

Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đang được khẩn trương tiến hành.

Tiêm kích F/A-18 và KC-130 Mỹ đâm nhau ở Nhật Bản - 5 người trên máy bay tiếp dầu không có ghế thoát hiểm - Ảnh 1.

Một máy bay tiếp dầu KC-130 của Mỹ.

Theo Sputnik và ABC News, 1 chiếc tiêm kích F/A-18 và 1 máy bay tiếp dầu KC-130 của Thủy quân lục chiến Mỹ đã đâm xuống biển ngoài khơi Nhật Bản sau vụ tai nạn trong khi thực hiện thao tác tiếp dầu trên không.

Tiêm kích F/A-18 và KC-130 Mỹ đâm nhau ở Nhật Bản - 5 người trên máy bay tiếp dầu không có ghế thoát hiểm - Ảnh 2.

Thông báo chính thức của Thủy quân lục chiến Mỹ về 2 máy bay quân sự của họ bị tai nạn.

Được biết, trên 2 máy bay quân sự Mỹ có tổng cộng 7 người, gồm 2 phi công tiêm kích F/A-18 và 5 thành viên phi hành đoàn của kíp bay trên chiếc máy bay tiếp dầu KC-130.

Hiện chưa rõ chiếc máy bay tiếp dầu KC-130 của Mỹ thuộc biến thể nào, tuy nhiên nhiều khả năng nó là một trong số máy bay tiếp dầu KC-130J (khung thân trên cở sở máy bay vận tải quân sự C-130J) được Lockheed Martin phát triển.

Mỗi máy bay này có thể mang theo gần 28 tấn nhiên liệu và có thể tiếp dầu cho 2 máy bay với tốc độ truyền lên tới 1.135 lít/phút.

Tiêm kích F/A-18 và KC-130 Mỹ đâm nhau ở Nhật Bản - 5 người trên máy bay tiếp dầu không có ghế thoát hiểm - Ảnh 3.

Một chiếc KC-130 tiếp dầu cho tiêm kích F/A-18 trên không.

Theo CNN, sự cố xảy ra vào lúc lúc 2h ngày 6/12 (giờ Nhật Bản) khi các máy bay của Thủy quân lục chiến Mỹ đang "thực hiện hoạt động huấn luyện thường kỳ" sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Iwakuni ở miền Nam Nhật Bản.

Phát ngôn viên hải quân Mỹ cho hay ít nhất một người đã được giải cứu, 6 người khác vẫn đang mất tích và "hoạt động tìm kiếm cứu hộ vẫn tiếp tục và sự cố đang được điều tra".

Tiếp dầu trên không là một khoa mục cực kỳ khó khăn, chỉ cần một chút sai lệch có thể gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Tiêm kích F/A-18 được KC-130 tiếp dầu như thế nào?

Được biết, trong 2 máy bay quân sự Mỹ vừa mất tích thì chỉ có tiêm kích F/A-18 có hệ thống ghế thoát hiểm cho phi công còn KC-130 không có. Trong tình huống khẩn cấp thì phi công F/A-18 có thể nhảy dù ngay còn KC-130 thì không.

Tất nhiên, kíp bay 5 người trên KC-130 có thể nhảy ra khỏi máy bay từ cửa đuôi hoặc cửa hông nếu họ có mang theo dù cá nhân.

Thông tin mới nhất cho thấy 1 người đã được cứu sống là phi công trên tiêm kích F/A-18 - loại máy bay có ghế phóng thoát hiểm khẩn cấp.

Vị trí nơi xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng này được cho là cách bờ biển Nhật Bản khoảng hơn 100km.

Tiêm kích F/A-18 và KC-130 Mỹ đâm nhau ở Nhật Bản - 5 người trên máy bay tiếp dầu không có ghế thoát hiểm - Ảnh 5.

Vị trí được cho là nơi 2 máy bay quân sự Mỹ đâm nhau và rơi xuống biển.

Phát ngôn viên của Thủy quân lục chiến Mỹ cho Reuters biết là hiện chưa rõ nguyên nhân tại sao sự cố này lại xảy ra, tuy nhiên vụ việc đang được điều tra. Đồng thời, Thủy quân lục chiến Mỹ đã yêu cầu sự trợ giúp của phía Nhật Bản.

Hiện nay các máy bay Nhật Bản đang chỉ huy chiến dịch tìm kiếm. Phát ngôn viên Thủy quân lục chiến Mỹ tuyên bố "Chúng tôi rất cảm kích trước nỗ lực của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản khi họ phản ứng ngay lập tức trong công tác tìm kiếm cứu nạn".

Bộ trưởng BQP Nhật Bản Takeshi Iwaya tuyên bố trong cuộc họp báo 1 người đã được cứu là thành viên tổ bay trên chiếc tiêm kích F/A-18, và đã được đưa về căn cứ không quân của Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Iwakuni trong tình trạng ổn định.

"Vụ tai nạn xảy ra rất đáng tiếc, nhưng ưu tiên cao nhất của chúng tôi lúc này là tìm kiếm những người còn lại", ông nói. 

Phát ngôn viên Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết họ sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc khi thu thập được. Trong khi đó, Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản cho biết không có báo cáo nào về việc các máy bay bị rơi có ảnh hưởng tới các tàu thuyền đang hoạt động trên khu vực.

Các vụ tai nạn kinh hoàng trong quá trình tiếp dầu trên không giữa các máy bay quân sự



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại