Nội dung buổi phỏng vấn cuối cùng của Stephen Hawking bàn bạc về sự kiện thiên văn hiếm có hồi năm ngoái: Hai ngôi sao neutron va chạm

Dink |

Chẳng ai nghĩ rằng đó là buổi phỏng vấn cuối cùng của tượng đài thiên văn học, Stephen Hawking.

Tháng Mười vừa rồi, cộng đồng yêu thích và nghiên cứu thiên văn học sửng sốt trước công bố hai ngôi sao neutron va chạm tại địa điểm cách ta 130 triệu năm ánh sáng.

Rất nhiều tổ chức, chuyên gia và các trường đại học hợp sức nghiên cứu, cho ra kết quả cực kì ấn tượng: Ta có hình ảnh., ta có âm thanh, ta đã có một "thước phim" hoàn thiện về một hiện tượng Vũ trụ.

Cố giáo sư Stephen Hawking cũng vui mừng trước kết quả nghiên cứu này, và đã thực hiện một bài phỏng vấn với Pallab Ghosh, phóng viên khoa học của đài BBC. Lúc ấy, không ai biết rằng đó chính là bài phỏng vấn cuối cùng của Stephen Hawking.

Nội dung buổi phỏng vấn cuối cùng của Stephen Hawking bàn bạc về sự kiện thiên văn hiếm có hồi năm ngoái: Hai ngôi sao neutron va chạm - Ảnh 1.

Stephen Hawking và Pallab Ghosh. Ảnh: BBC.

Tượng đài vĩ đại của giới khoa học đa qua đời ở tuổi 76. Trang tin của BBC chỉ vừa mới đăng tải lên toàn bộ nội dung bài phỏng vấn ngày hôm qua.

Đây là nội dung bài phỏng vấn cuối cùng của Hawking:

Giáo sư hãy cho biết tầm quan trọng của việc phát hiện ra hai ngôi sau neutron va chạm?

Đây là một thực sự dấu mốc lớn. Là lần đầu tiên phát hiện ra nguồn gốc của sóng hấp dẫn với các thiết bị từ trường. Nó xác nhận rằng những vụ bùng nổ sóng gamma ngắn xuất hiện khi hai ngôi sao neutron va chạm.

Nó cho ta một cách xác định khoảng cách mới trong thiên văn học. Và nó dạy ta về hoạt động của vật chất tại một trạng thái cực kì đặc.

Nội dung buổi phỏng vấn cuối cùng của Stephen Hawking bàn bạc về sự kiện thiên văn hiếm có hồi năm ngoái: Hai ngôi sao neutron va chạm - Ảnh 2.

Ta có thể lấy được thông tin gì từ những sóng điện từ sinh ra từ vụ va chạm này?

Phóng xạ điện từ cho chúng ta một địa điểm chính xác trên vũ trụ. Nó cũng cho ta thấy hiện tượng redshift – dịch chuyển đỏ (xuất hiện khi phóng xạ điện từ từ một vật có bước sóng tăng lên, hoặc vật đó sẽ có màu đỏ hơn khi ta quan sát). Sóng hấp dẫn cho ta biết khoảng cách của ánh sáng.

Kết hợp những đo đạc này lại, ta sẽ đo được khoảng cách trong thiên văn học. Đây sẽ là bước đầu tiên cho ta một thước đo khoảng cách mới trong toàn ngành thiên văn học.

Vật chất nằm bên trọng một ngôi sao neutron đặc hơn bất cứ thứ gì ta có thể tạo ra trong phòng thí nghiệm. Tín hiệu điện từ từ một ngôi sao neutron sẽ cho ta biết về hoạt động của vật chất khi trong trạng thái siêu đặc như vậy.

Nội dung buổi phỏng vấn cuối cùng của Stephen Hawking bàn bạc về sự kiện thiên văn hiếm có hồi năm ngoái: Hai ngôi sao neutron va chạm - Ảnh 3.

Liệu nó có cho ta biết về quá trình hình thành hố đen không?

Giả thuyết đều nêu lên rằng hố đen có thể được hình thành khi hai ngôi sao neutron hòa làm một. Sự kiện này là thử nghiệm đầu tiên của giả thuyết trên, hay có thể gọi là một lần quan sát sẽ cho ta biết kết quả.

Hai ngôi sao neutron hòa làm một có thể sẽ tạo ra một ngôi sau neutron siêu khổng lồ, xoay liên tục và có thể sẽ "sập" xuống thành một hố đen.

Cách hình thành hố đen này rất khác, khác với những vụ nổ siêu tân tinh hay một ngôi sau neutron được bồi vật chất từ một ngôi sao thường.

Với việc phân tích dữ liệu và tạo nên mô hình giả lập trên siêu máy tính, ta có thể có được vô vàn thông tin chuyên sâu về cách hố đen được hình thành và các vụ bùng nổ sóng gamma lớn.

Nội dung buổi phỏng vấn cuối cùng của Stephen Hawking bàn bạc về sự kiện thiên văn hiếm có hồi năm ngoái: Hai ngôi sao neutron va chạm - Ảnh 4.

Liệu việc đo đạc sóng hấp dẫn có cho ta một hiểu biết sâu hơn về cách không-thời gian hay lực hấp dẫn hoạt động vốn nằm ngoài tầm hiểu biết của ta về Vũ trụ không?

Đúng như vậy, không nghi ngờ gì cả. Một thước đo khoảng cách thiên văn sẽ cho ta những cách quan sát vũ trụ mới hay thậm chí là tìm ra được những bất ngờ chưa từng được khám phá.

Việc quan sát sóng hấp dẫn sẽ cho phép ta thử được thuyết tương đối trong trường hợp trường hấp dẫn cực mạnh.

Một số người nghĩ rằng ta cần sửa đổi thuyết tương đối để tránh việc nhắc tới năng lượng tối (dark energy) hoặc vật chất tối (dark matter). Sóng hấp dẫn sẽ là cách thức mới để ta tìm ra được một sửa đổi hợp lý cho thuyết tương đối.

Một cách quan sát Vũ trụ mới sẽ thường dẫn tới những khám phá đáng ngạc nhiên mà ta không thể biết trước dược. Chúng ta vẫn đang dụi mắt, hay đúng hơn là dụi tai, khi mà chính âm thanh của sóng hấp dẫn đã làm ta thức tỉnh.

Nội dung buổi phỏng vấn cuối cùng của Stephen Hawking bàn bạc về sự kiện thiên văn hiếm có hồi năm ngoái: Hai ngôi sao neutron va chạm - Ảnh 6.

Trạm thiên văn VIRGO.

Liệu việc hai ngôi sao neutron va chạm có phải là một trong nhiều cách vàng xuất hiện trong Vũ trụ không. Liệu điều này có thể giải thích được tại sao vàng lại rất hiếm trên Trái Đất?

Đúng, việc hai ngôi sao neutron va chạm là một trong những cách vàng xuất hiện. Vàng cũng có thể được hình thành khi neutron bị cuốn vào một vụ nổ siêu tân tinh. Vàng thì hiếm ở mọi nơi chứ không chỉ ở trên mỗi Trái Đất này.

Lý do tại sao nó hiếm là vì năng lượng kết hợp nguyên tử đạt đỉnh với chất sắt, vì thế để rất khó để có được thứ kim loại nặng hơn.

Bên cạnh đó, lực đẩy của điện từ phải bị vượt qua bởi lực nguyên tử để có thể tạo ra được một hạt nhân nặng mà lại ổn định như vàng.

Nội dung buổi phỏng vấn cuối cùng của Stephen Hawking bàn bạc về sự kiện thiên văn hiếm có hồi năm ngoái: Hai ngôi sao neutron va chạm - Ảnh 7.

Tinh thể vàng.

Nội dung buổi phỏng vấn cuối cùng của Stephen Hawking bàn bạc về sự kiện thiên văn hiếm có hồi năm ngoái: Hai ngôi sao neutron va chạm - Ảnh 8.

Ô màu vàng là các nguyên tố được tạo ra khi hai ngôi sao neutron va chạm.

Và đó, là toàn bộ bài phỏng vấn cuối cùng trong sự nghiệp lẫy lừng của Stephen Hawking. Thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng trước sự ra đi của ông.

Mong ông yên nghỉ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại