Nỗi đau của người mẹ 56 tuổi có con Tiến sĩ: Hy sinh cả đời nuôi con thành công, đến lúc bệnh tật con đáp 'đừng trông cậy, con không có tiền'!

Ứng Hà Chi |

Phương pháp giáo dục của cha mẹ là nền tảng quan trọng quyết định tới tính cách và cuộc đời của những đứa trẻ.

Câu chuyện về bà Lâm Ái (Trung Quốc), năm nay 56 tuổi dưới đây khiến nhiều người phải suy ngẫm. 

Bà Lâm Ái là một người nội trợ bình thường, người mẹ tần tảo với mong muốn lớn nhất trong đời là thấy các con lớn lên bình an và thành đạt trong tương lai. Chính vì mong ước này mà vợ chồng bà sống tiết kiệm, dành dụm từng đồng để đóng học phí và sinh hoạt phí cho con.

Con gái lớn của bà là Lâm Mai từ nhỏ đã rất thông minh và học giỏi. Vì vậy, bà Lâm Ái luôn cố gắng đầu tư cho con học tập với mong ước con sẽ đỗ vào trường đại học danh giá. Và để cho con gái có môi trường học tập tốt, gia đình bà đã phải hy sinh rất nhiều.

Sau khi Lâm Mai đỗ đại học, gia đình bà dành phần lớn thu nhập để nuôi con, cuộc sống sinh hoạt của gia đình vì thế rất khó khăn. Nhưng lúc đó, bà nghĩ vì tương lai của con mà cả gia đình sẽ cùng cố gắng vượt qua. Thực tế không như mong đợi. Sau khi Lâm Mai tốt nghiệp, trở thành nghiên cứu sinh thì số lần liên lạc với gia đình cũng trở nên ít đi. Cô luôn lấy lý do bận học và vài ba tháng mới liên lạc với gia đình.

Nỗi đau của người mẹ 56 tuổi có con Tiến sĩ: Hy sinh cả đời nuôi con thành công, đến lúc bệnh tật con đáp 'đừng trông cậy, con không có tiền'!- Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Bà Lâm Ái rất yêu thương con, nghĩ rằng con gái học tập vật vả nên không suy nghĩ nhiều. Chỉ thỉnh thoảng quá nhớ con bà sẽ hỏi: "Mai, sao con không về nhà gặp mẹ".

"Mẹ, bây giờ con có khối lượng công việc rất lớn, học tập vất vả. Cuối tuầ, con còn phải cùng giáo sư làm nghiên cứu nên không có thời gian. Bận thế làm sao con về nhà được". Lâm Mai nói với giọng thiếu kiên nhẫn: "Con đang cố gắng học tập để tìm việc làm ở đây, vì tương lai của bản thân nên mẹ đừng hỏi nhiều".

Sau những câu trả lời thiếu kiên nhẫn, không chịu về nhà của con gái bà Lâm Ái thấy rất buồn. Khi còn nhỏ, con gái bà rất bám mẹ, luôn hỗ trợ giúp đỡ mọi việc, nhưng bây giờ lớn lên con lại trở nên xa cách.

Thấy vợ buồn, chồng bà Lâm Ái an ủi: "Bây giờ con gái đang cố gắng vừa học vừa làm để tương lai tìm được việc tốt, bao giờ cuộc sống con ổn định sẽ về thăm chúng ta. Vì vậy, hãy kiên nhẫn đợi con thêm chút nữa". 

Sau 2 năm, Lâm Mai đã thành công lấy được bằng Tiến sĩ và tìm được công việc ổn định, thu nhập cao. Cô goị điện cho cha mẹ với giọng điệu vô cùng hạnh phúc: "Mẹ ơi, bố ơi, con tìm được việc làm rồi. Con làm giảng viên cho một trường đại học, lương rất cao, đãi ngộ rất tốt, cuối cùng con cũng có thể sống một cuộc sống tốt đẹp".

Bà Lâm Ái nghe xong rất vui mừng, hạnh phúc và tự hào khi con gái thành công. Bà và chồng quyết định thu xếp hành lý để chờ con gái điện về đón lên thành phố sống cùng.

Sự hy sinh sai cách sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường... 

Sau nhiều tháng chờ đợi hai vợ chồng bà chưa thấy con nói muốn đón cha mẹ lên thành phố mà chỉ thấy những cuộc gọi liên lạc với gia đình của con dần ít đi. Khi họ chủ động đề cập tới vấn đề này, Lâm Mai lảng tránh và nói rằng việc của cô quá bận rộn và phải sửa sang nhà cửa nên đã từ chối.

Vợ chồng bà Lâm Ái cũng không nghĩ gì nhiều, cho đến khi biến cố ập tới. Sau buổi khám sức khỏe tổng quát, chồng bà bị chẩn đoán mắc bệnh loãng xương nặngg, cần nhập viện điều trị. Bác sĩ nói gia đình chuẩn bị ít nhất 50.000 NDT (khoảng hơn 172 triệu đồng). Tin như sét đánh khiến vợ chồng bà Lâm Ái lo lắng, bởi họ chỉ có 30.000 NDT (khoảng hơn 103 triệu đồng).

Bất lực xen lẫn hoang mang, bà Lâm Ái quyết định gọi điện cho con gái. Tuy nhiên, sau khi nghe máy Lâm Mai đầu bên kia không kiên nhẫn nói: "Mẹ muốn gì ở con mà gọi?". Sau khi nói về căn bệnh của chồng cùng số tiền bác sĩ đưa ra, Lâm Mai thản nhiên nói đây không phải bệnh nặng, cha mẹ tự tìm cách giải quyết, cô không có tiền.

Bà Lâm Ái như chết lặng khi nghe câu nói của con. Bà không tin vào tai mình khi con gái bà luôn yêu thương, chiều chuộng lại có thể nói ra những lời ngỗ ngược như vậy.

Quá thất vọng, bà Lâm Ái chỉ biết khóc. Chồng bà thấy vậy nhẹ giọng an ủi: "Chắc là do con mới đi làm nên không giúp được".

Bà Lâm Ái lúc này cảm thấy thật thất vọng, bà đã giành hết tình yêu thương cả đời cho con, hy sinh nhiều thứ để mong con có cuộc sống tốt. Nhưng giờ con lại quay lưng ích kỷ với cha mẹ. Bà đau đớn tự hỏi có phải trong những năm qua, bà đã giáo dục con sai cách? Có phải do bà quá chiều chuộng nên con mới sinh hư, ích kỷ như vậy?

Nỗi đau của người mẹ 56 tuổi có con Tiến sĩ: Hy sinh cả đời nuôi con thành công, đến lúc bệnh tật con đáp 'đừng trông cậy, con không có tiền'!- Ảnh 2.

Vợ chồng bà Lâm Ái vất vả cả đời nuôi con ăn học. (Ảnh minh họa)

Lúc này, con trai Lâm Xuyên về nhà, nhìn thấy dáng vẻ tiều tụy của mẹ cùng sự lo lắng trên khuôn mặt của cha rất bất ngờ. Bà Lâm Ái lau nước mắt giàn giụa kể lạ cho con trai nghe. Lâm Xuyên không nói gì mà lặng lẽ lấy hết tiền tiết kiệm ra đưa cho cha mẹ. Anh nói cha mẹ hãy cầm trước số tiền này, thiếu bao nhiêu anh sẽ nghĩ cách giải quyết.

Nhìn những tờ tiền trong tay con, bà Lâm Ái xúc động ôm khóc. Lâm Xuyên là con út trong gia đình, anh có tính cách hiền lành, rụt dè và ít nói nên thường bị cha mẹ bỏ qua, ít quan tâm. Trong khi chị cả Lâm Mai thông minh, khéo ăn khéo nói rất được cha mẹ yêu chiều.

Bà Lâm Ái thật không ngờ đứa con gái mình mình hết lòng hy sinh lại ích kỷ bỏ rơi cha mẹ khi sự nghiệp thành công. Trong khi đứa con trai thường bị bà bỏ qua lại đứng ra gánh vác trọng trách gia đình. 

Lúc này, trong lòng bà cảm thấy rất khó tả, vừa cảm động lại vừa tự trách. Bà Lâm Ái tự ngẫm lại phương pháp giáo dục con trong những năm qua và thấy được những sai lầm do sự thiên vị. Bà thấy hối hận khi đã không công bằng, quá quan tâm con gái để rồi bỏ bê việc chăm sóc con trai.

Theo Toutiao

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại