Nỗi buồn “mất tết” 20.11 của thầy giáo xin ra khỏi ngành giáo dục sau 16 năm tâm huyết

HUYÊN NGUYỄN |

Với anh Đoàn Hùng Cường - nguyên giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), người gây xôn xao dư luận khi là thạc sĩ đầu tiên của huyện miền núi Bình Liêu viết đơn xin rời khỏi ngành giáo dục sau 16 năm công tác – ngày 20.11 năm nay như là “mất tết”.

Anh Cường chia sẻ, đây là dịp lễ 20.11 đầu tiên sau 16 năm cầm phấn, anh không còn mang danh “giáo viên” nữa. Không nhắc đến thì thôi, chứ nhắc đến cũng “man mác buồn”. Cái nghiệp 16 năm ân tình, nói bỏ là bỏ, nói quên là quên ngay sao được.

Anh Cường chia sẻ: “Năm nay, tôi cũng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia tổ chức một vài sự kiện lễ kỉ niệm thành lập trường, nhìn thấy thầy trò nhà trường nhộn nhịp chuẩn bị mà nhớ lại cũng chỉ hơn 2 tháng trước, mình cũng náo nức như vậy.

Ngày 20.11 đến, tôi chợt nhớ những đồng nghiệp chân thành của mình vẫn nhiệt huyết dạy chữ, còn giờ đây đã không còn nhiều người nhớ mình là thầy nữa.

Đối với các thầy cô, ngày 20.11 gọi là ngày Tết của giáo viên, còn với mình, năm nay đã “mất tết”.

Nói về những băn khoăn trong giáo dục, nguyên thầy giáo này cho hay: “Tôi mong muốn ngành giáo dục thôi tập huấn, hội thảo những chủ đề vô bổ; giáo viên chỉ việc đi dạy chứ không phải đi làm những việc của đoàn thể ban ngành khác.

Đến bao giờ lãnh đạo mới giảm bớt áp lực cho giáo viên? Trường học là gia đình thứ hai của giáo viên. Đa số các nhà quản lí rất “ngại” thấy cảnh giáo viên “nhàn”, nên luôn nghĩ ra việc để giáo viên không có thời gian thở”.

Và đến bao bao giờ, giáo viên không phải lo cơm áo gạo tiền, xoay quanh đề tài muôn thủa lương bao giờ tăng?”.

Nỗi buồn “mất tết” 20.11 của thầy giáo xin ra khỏi ngành giáo dục sau 16 năm tâm huyết - Ảnh 1.

Đơn xin thôi việc của anh Đoàn Hùng Cường. Ảnh: NVCC

Quãng thời gian sau khi ra khỏi ngành giáo dục với anh Đoàn Hùng Cường là những chông chênh ban đầu và cần thời gian để cân chỉnh lại tinh thần.

“Nghỉ việc, tôi thấy chẳng có gì bằng được gần vợ gần con, gần bố mẹ. Ai đó bảo tôi phải đánh đổi nhiều quá nhưng tôi thấy sao lại gọi đánh đổi nhỉ? Gia đình là thứ tài sản giá trị nhất mà”.

Nếu được lựa chọn, anh Cường cho rằng rất yêu và cảm thấy thú vị với nghề giáo nhưng sẽ chọn lại. “Nếu được mời làm giáo viên thỉnh giảng thì tôi sẵn sàng nhận, nhưng gắn bó kiểu biên chế và dạy theo chỉ đạo có sẵn thì tôi từ chối.

Còn về lí do không chọn sư phạm thì có nhiều lắm: Chế độ thu hút nhân tài, lương thưởng, môi trường làm việc, học sinh, cái nhìn của xã hội đối với ngành không còn trọng…”, anh Cường cho hay.

Trước đó, đầu tháng 9.2017, trong khi rất nhiều người tìm mọi cách vào biên chế, nhất là trong ngành giáo dục, thì thầy giáo Đoàn Hùng Cường lại viết đơn xin thôi việc sau 16 năm gắn bó.

Thầy Cường tâm sự rằng, nghề giáo không còn được trân trọng, đồng thời muốn góp tiếng nói: Đừng cố sống chết với “biên chế”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại