Nỗi buồn của doanh nghiệp nhà nước lợi nhuận 5.000 - 7.000 tỷ mỗi năm: 3 đời Tổng giám đốc bị bắt

Ngọc Điệp |

VEAM tiền thân công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, thuộc Bộ Công thương được thành lập ngày 12 tháng 05 năm 1990 với mục tiêu trọng tâm của ngành cơ khí Việt Nam là Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nỗi buồn của doanh nghiệp nhà nước lợi nhuận 5.000 - 7.000 tỷ mỗi năm: 3 đời Tổng giám đốc bị bắt- Ảnh 1.

Tổng công ty Máy động lực và máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) vừa công bố thông tin về việc ngày 10/6 nhận được thông báo số 8181/CV - CSKT của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội.

Theo thông báo kể trên, Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Phan Phạm Hà, Tổng giám đốc VEAM về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại khoảng 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Theo tìm hiểu, ông Phan Phạm Hà, sinh năm 1975, quê Hưng Nguyên, Nghệ An. Ông Hà có trình độ chuyên môn là cử nhân kế toán, thạc sĩ kinh tế, cao cấp lý luận chính trị. Trước năm 2019, ông Hà từng là đại diện phần vốn Nhà nước, thành viên HĐQT tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp - MIE ( thuộc Bộ Công Thương), Tổng giám đốc công ty Cơ khí Hà Nội - HAMECO (đơn vị trực thuộc MIE).

Giữa năm 2020, ông Phan Phạm Hà được Bộ Công Thương bổ nhiệm làm Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc VEAM.

Việc ông Hà bị bắt đồng nghĩa với việc 3 đời Tổng giám đốc của VEAM đã bị bắt.

Trước đây, ngày 03/8/2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị thành viên; cùng ngày đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét đối với ông Trần Ngọc Hà, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị, nguyên Tổng Giám đốc VEAM và ông Lâm Chí Quang, nguyên Tổng Giám đốc VEAM cùng các lãnh đạo, cựu lãnh đạo khác.

Ngày 24/5/2022, TAND TP Hà Nội tuyên án vụ sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM). Tòa tuyên phạt ông Trần Ngọc Hà 11 năm tù; ông Lâm Chí Quang 8 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Tiếp đó, ngày 12/6/2023, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Trần Ngọc Hà 3 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, đây là vụ án thứ 2, ông Hà bị truy tố và đưa ra xét xử.

Ngày 28/12/2023, TAND TP Hà Nội tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Thanh Giang (cựu TGĐ, Ủy viên HĐQT Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM) và Lâm Chí Quang (cựu Chủ tịch HĐQT VEAM) mức án 5 năm tù cùng về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

VEAM tiền thân công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, thuộc Bộ Công thương được thành lập ngày 12 tháng 05 năm 1990 với mục tiêu trọng tâm của ngành cơ khí Việt Nam là Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 18/01/2017, theo quyết định 4874/QĐ-BCT về việc cổ phần hoá Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, VEAM tổ chức thành công ĐHĐCĐ lần thứ nhất, chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP. Hiện Bộ Công Thương đang nắm giữ hơn 88% vốn của doanh nghiệp này.

Về tình hình kinh doanh, năm 2023, doanh thu thuần hợp nhất của VEAM đạt hơn 3.806 tỷ đồng và lãi sau thuế 6.265 tỷ đồng, lần lượt giảm 20% và 18% so với năm 2022. Lợi nhuận chủ yếu của VEAM đến từ phần vốn nắm giữ tại các liên doanh ô tô hàng đầu là Toyota Vietnam, Honda Vietnam và Ford Vietnam.

Năm 2024, VEAM đặt mục tiêu tổng doanh thu gần 6,414 tỷ đồng và lãi sau thuế khoảng 5,489 tỷ đồng. Công ty cho biết nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ các dòng xe đang sản xuất, cũng như các dòng xe mới đưa ra thị trường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại