Năm 2000, tại Hội nghị Quốc tế AIDS lần thứ 7 (International AIDS Conference) - hội nghị lớn nhất thế giới về đại dịch HIV/AIDS được tổ chức ngày 14/9/2000 ở thành phố Durban, Nam Phi, một cậu bé dáng người bé nhỏ mới chỉ 11 tuổi bước lên sân khấu.
Cậu bé nhỏ Nkosi Johnson và bài phát biểu lay động trước 10.000 đại biểu
Nkosi Johnson. Ảnh: ABC
Trong bộ trang phục vest tối màu và đôi giày thể thao, cậu bé có thân hình nhỏ bé đã cất lên những tiếng nói dõng dạc khiến hội trường với sức chứa 10.000 đại biểu tới từ khắp mọi nơi trên thế giới phải lặng im lắng nghe để rồi chết lặng trong sự khâm phục và niềm cảm thương dâng trào nước mắt..
Đó là những tiếng nói từ tận sâu con tim nhỏ bé của một cậu bé da màu với tất cả mọi người trên thế giới, đồng thời cũng là tiếng nói chung cho tất cả những đứa trẻ có số phận giống như cậu. Cậu bé dũng cảm đó chính là Nkosi Johnson!
Nkosi Johnson đã lay động trái tim mọi người. Ảnh: News
Cậu không nói nhiều nhưng mỗi câu nói đều khiến mọi người phải rung động, bài phát biểu ngắn này đã lay động trái tim của tất cả những người có mặt ngày hôm đó. Không gian và thời gian dường như lắng đọng với những tiếng nói cất lên từ một cậu bé có đôi mắt rực sáng.
"Chúng cháu rất bình thường, chúng cháu là con người, chúng cháu có thể đi lại, có thể nói chuyện, chúng cháu cũng có những nhu cầu như mọi người khác. Đừng sợ chúng cháu, tất cả chúng ta đều giống nhau".
Video trích đoạn bài phát biểu của Nkosi Johnson:
Bài phát biểu cảm động của "chiến binh" Nkosi Johnson
Nkosi Johnson là một cậu bé mồ côi, người mẹ Nonthlanthla Daphne Nkosi đã qua đời vì bệnh AIDS, và không may, chính cậu cũng là người mang trong mình căn bệnh quái ác này và phải chiến đấu với nó trong suốt quãng thời gian ngắn ngủi mà cậu tồn tại.
Cựu tổng thống Nelson Mandela đã gọi cậu là "biểu tượng cho sự đấu tranh sinh tồn" và thực tế cậu cũng là đứa trẻ sống lâu nhất khi dương tính với HIV (điều cực kỳ hiếm thấy ở những đứa trẻ cùng cảnh ngộ).
Bước qua sinh nhật lần thứ 7 thì cậu được ghi nhận là em bé mắc bệnh AIDS sống lâu nhất tại Nam Phi nhưng "chiến binh" bé nhỏ cuối cùng cũng ngã xuống bởi căn bệnh thế kỷ khi lên 12 tuổi.
Những con số khủng khiếp về căn bệnh HIV/AIDS ở Châu Phi
- Trong 34 triệu người dương tính với HIV trên toàn thế giới thì có tới 69% sống ở Châu Phi Hạ Sahara (Theo "Word AIDS Day 2012." của Liên Hợp Quốc công bố năm 2015).
- WHO dự báo sẽ có hơn 90 triệu người ở châu Phi sẽ bị nhiễm HIV/AIDS vào năm 2025 (chiếm 10% tổng dân số).
- UNAids (Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV và AIDs công bố trên World Bank vào năm 2019 thì:
Mỗi tuần, có khoảng 6.000 phụ nữ và bé gái từ độ tuổi 15 cho đến 24 trở thành nạn nhân của HIV. Tại Châu Phi Hạ Sahara, 4 trong 5 ca nhiễm HIV có độ tuổi từ 15 đến 19 ở các bé gái. Phụ nữ trẻ (15 đến 24 tuổi) sống với HIV cao gấp đôi nam giới.
- Theo Consumer healthday thì có khoảng 20% đứa trẻ mắc bệnh HIV từ mẹ của mình và bệnh sẽ trở nên vô cùng tồi tệ trước khi 1 tuổi, đa số sẽ chết ở sinh nhật thứ 4.
Nguồn: ABC News, Consumer.healthday, Abcnews, Avert.