Mới đây, một cô gái vị thành niên ở Liêu Ninh (Trung Quốc) vì muốn mua giày mới đã nịnh bố bằng cách ôm đầu và liên tục hôn vào mặt bố. Người bố cuối cùng cũng "đầu hàng" và nói "mua, mua, mua...". Nhiều cư dân mạng nói đùa, cách "nịnh" của cô con cái đã khiến ông bố bị "thao túng tâm lý". Bố nào cũng cưng con, chẳng ai có thể từ chối trước sự nhõng nhẽo đáng yêu như thế.
Tuy nhiên, không ít người chỉ trích hai bố con. Dù sao cô bé cũng đã lớn, hành động như vậy cũng có phần nhạy cảm. Trái lại, một số cư dân mạng khác phản biện, họ cho rằng những người phê phán đang có cách nhìn tiêu cực thái quá. Thế nhưng những ý kiến này không nhận được nhiều sự đồng tình.
Tại sao con gái lại "tránh" cha khi lớn lên?
Trước tiên chúng ta hãy xem xét một hiệu ứng tâm lý được gọi là "hiệu ứng mờ biên": Cha mẹ và con cái sẽ hình thành mối quan hệ cộng sinh về mặt cảm xúc trong quá trình lớn lên và duy trì mức độ phụ thuộc cao.
Tại sao con gái lại "tránh" cha khi lớn lên? Ví dụ, khi con gái đã đến tuổi dậy thì, bố thường ôm hôn và ngủ trong vòng tay, điều này sẽ khiến con có cảm giác như có người khác giới làm hành động đó với mình là một điều rất bình thường. Trẻ sẽ không có khả năng phản kháng chút nào, dễ dẫn đến việc những kẻ xấu lợi dụng.
Ngoài ra còn có một ranh giới gọi là tâm lý, điều này càng có hại cho trẻ.
Một chuyên gia tư vấn tâm lý từng kể về một trường hợp: Một cô gái đã vào đại học nhưng phải nói chuyện với bố ít nhất một giờ mỗi ngày. Sau đó, vì con gái rất nhớ bố nên người bố đã thuê một căn nhà bên cạnh trường đại học để có thể gần gũi con.
Trên thực tế, người cha đã ngừng làm việc khi con còn học cấp 3 và chỉ đưa đón con đi học mỗi ngày. Đến đại học, tình trạng đó vẫn tiếp tục. Một đứa trẻ như vậy không thể "cai sữa" được về mặt tâm lý, và khó có thể tự lập trong cuộc sống.
★ Hãy từ từ nói cho con bạn biết sự khác biệt giữa nam và nữ khi trẻ khoảng hai tuổi
Vì lúc này trẻ sẽ thấy cơ thể của bố và mẹ khác nhau. Khi tắm cho trẻ lúc này, bạn có thể nói với trẻ: Đây là miệng của con, đây là mắt của con... Các nhà tâm lý học khuyến cáo khi giáo dục trẻ nhận biết cơ quan của mình nên dùng tên chính xác. Cha mẹ cũng có thể mua sách tranh cho trẻ nghe để trẻ hiểu rõ hơn. Khi trẻ lớn hơn, hãy nói cho trẻ biết cách tự bảo vệ mình, đặc biệt là các bé gái và những nơi được che bởi đồ lót không nên để bất kỳ ai nhìn thấy.
★ Khi trẻ khoảng 4 tuổi, tốt nhất nên ngủ riêng phòng
Khi trẻ lên 4 tuổi, chúng thực sự cần có một phòng riêng. Nhà tâm lý học Freud tin rằng trẻ em ở giai đoạn này có phức hợp Electra và phức hợp Oedipus, nghĩa là chúng sẽ có tình cảm đặc biệt với cha mẹ khác giới. Ví dụ, một người con trai có thể ghét cha mình và muốn độc chiếm mẹ mình.
★ Khi con bạn 6 tuổi, nên chú ý đến một số chi tiết
Ví dụ, bạn nên đóng cửa khi đi vệ sinh và không mặc đồ ngủ hở hang khi ra khỏi phòng tắm. Một người kể: "Khi còn học đại học, chúng tôi có một người bạn cùng phòng, dù lúc thay đồ lót cũng giống như thay áo khoác đều làm ngay giữa phòng, chưa bao giờ ngại ngùng. Đôi khi bạn bè đỏ mặt, người bạn đó còn hỏi: Không phải trong gia đình của bạn ai cũng thế này sao".
Nếu bạn có con nhỏ, bạn phải hình thành thói quen khóa cửa. Ngoài ra, tốt nhất nên hình thành thói quen gõ cửa. Khi trẻ lớn lên, hãy học cách tôn trọng con, nhất là sau khi ngủ riêng phòng để trẻ có thể biết quyền riêng tư là gì và tại sao nên bảo vệ quyền riêng tư đó.
Nếu cha mẹ quá tùy tiện và không ngại ngùng với con cái ở nhà, trẻ sẽ coi đó là điều hiển nhiên. Hành vi này khiến trẻ không có cảm giác về an toàn và rất bất lợi khi bước vào xã hội.
★ Khi trẻ đến tuổi dậy thì cần duy trì một khoảng cách nhất định
Một người cha đưa con gái đi chơi mỗi tuần một lần, ăn đồ ăn ngon, xem phim, leo núi, v.v. Những điều này vẫn cần thiết. Khi nói con gái tránh mặt bố, điều đó có nghĩa là phải có một khoảng cách nhất định về thể xác và tâm lý.
Sự đồng hành và tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái là rất quan trọng, nhưng sự thân mật quá mức có thể tác động tiêu cực đến con cái. Vì vậy, người lớn cần chú ý đến hành vi của trẻ, gần gũi con đúng lúc, đúng nơi, đồng thời tránh thể hiện thái quá hành vi cảm xúc của mình.