Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý II sáng sủa hơn nhiều phần lớn nhờ xuất khẩu phục hồi của Samsung Electronics. Theo số liệu được công bố hôm 29/6 tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đã tăng 6,2% trong quý II, sau khi giảm đến 5,1% trong quý I. Điều này đã kéo tăng trưởng năm 2017 trở lại trên 6% khi tính chung hai quý.
Phần lớn sự phục hồi này là do một công ty duy nhất: Samsung, hãng sản xuất điện thoại thông minh đặt các nhà máy khổng lồ tại nhiều địa điểm khác nhau của Việt Nam. Thiệt hại lớn từ vụ thu hồi điện thoại Galaxy Note 7 đã làm xuất khẩu sụt giảm vào tháng 3 và ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, bởi Samsung đang chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của chính Samsung đã hồi phục trở lại kể từ tháng 4 khi các mô hình mới được đưa ra.
Một nhà máy Samsung ở miền Bắc Việt Nam (ảnh: Reuters)
Samsung không phải là doanh nghiệp duy nhất của Hàn Quốc góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam. LG Electronics, tập đoàn Lotte và nhiều công ty khác đang mở rộng dấu chân của họ trên mảnh đất hình chữ S. Hàn Quốc là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu của Việt Nam trong ba năm trở lại đây, kể từ năm 2014.
Mặc dù các nguồn vốn nước ngoài là cần thiết cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng nhiều người lại lo ngại rằng Việt Nam đang quá phụ thuộc vào Hàn Quốc. Ngay cả khi các công ty nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Trong khi các công ty Hàn Quốc thực hiện việc tăng tốc cho tăng trưởng GDP thì nhiều ngành sản xuất của Việt Nam lại quá yếu để có thể cạnh tranh với các nền kinh tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Phát triển đường sắt, đường cao tốc và các cơ sở hạ tầng khác một cách kịp thời là biện pháp có thể giữ chân các nhà đầu tư tiềm năng ở lại.