Tinh trùng bất động vẫn được làm bố
Bế con 5 tháng tuổi đến Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội kiểm tra sức khỏe, chị T.T.N (27 tuổi ở Hà Nội) vui mừng khoe với BS Nguyễn Thị Nhã, Phụ trách Trung tâm Hỗ trợ sinh sản: “Em bé sinh ra khi tinh trùng bất động đây ạ. Em bé trộm vía phát triển tốt”.
BS Nguyễn Thị Nhã nhớ ngay trường hợp của chị N. vì đây là ca đặc biệt với bản thân chị và Trung tâm hỗ trợ sinh sản. BS Nhã kể, trường hợp của vợ chồng N. là ca đầu tiên tinh trùng bất động mà trung tâm thực hiện.
Chồng N. được xác định tinh trùng liệt đuôi, khả năng có con tự nhiên là không thể. Sau khi xác định được bệnh, cả hai vợ chồng mong muốn, quyết tâm có con nên đã nhờ các bác sĩ giúp đỡ.
“Tinh trùng yếu nhưng vẫn sinh con nhờ sự hỗ trợ của y học hiện nay đã được nhiều cơ sở y tế, trong đó có Bệnh viện Bưu điện thực hiện.
Nhưng tinh trùng bất động 100% thì đây là ca đầu tiên Bệnh viện Bưu điện thực hiện.
Bạn cứ tưởng tượng tinh trùng xuất ra nhưng bất động, không một con nào có biểu hiện của sự sống. Các bác sĩ mang tinh trùng đi lọc rửa, kiểm tra xem trong số đó con nào sống bằng biện pháp Hostest.
Phương pháp Hostest thực hiện bằng việc lấy tinh trùng trong cơ thể thả tất cả vào môi trường nhược trương. Tại đây, những con sống sẽ phản ứng cong đuôi lên. Con sống là bào tương, nhân có nhiễm sắc thể bắt màu khác.
Khi xác định được con sống, bác sĩ thực hiện bơm vào tử cung của người vợ. May mắn lần đầu thực hiện vợ chồng chị N. đã thành công. Sau 9 tháng 10 ngày bé được sinh ra khỏe mạnh”, BS Nhã chia sẻ.
Đầu tinh trùng là nơi bám dính và xâm nhập vào trứng.
Cổ tham gia cố định phần đầu, nối liền đến đuôi. Việc di chuyển và chuyển động là nhờ đuôi quẫy để đẩy tinh trùng đi như cơ chế di chuyển của con nòng nọc. Sự sản sinh tinh trùng được thực hiện trong các ống sinh tinh.
Sau đó, tinh trùng di chuyển tới túi tinh và được dự trữ ở đó. Tinh trùng trưởng thành chỉ dài 0,05 mm, nên không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, khác với tinh dịch là chất dịch bạn có thể nhìn thấy được khi xuất tinh.
Tuy nhiên, không thể dựa vào lượng tinh dịch trong mỗi lần xuất tinh nhiều hay ít, tinh dịch loãng hay đặc... để nói là có tinh trùng hay không.
Để phát hiện tinh trùng trong tinh dịch, cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ, qua đó đánh giá được số lượng, hình dạng, sự di động của tình trùng.
Nếu phân tích tinh dịch không có tinh trùng, bác sĩ có thể sinh thiết tinh hoàn để phát hiện tinh trùng trong trường hợp quá trình sản sinh tinh trùng bình thường song có sự tắc nghẽn hay vấn đề khác của việc vận chuyển tinh trùng.
Các bước tiến hành xét nghiệm, lọc, bắt tinh trùng cho bệnh nhân hiếm muộn.
Bác sĩ căng mắt bắt từng con tinh trùng
BS Nguyễn Bá Hưng, Trưởng Khoa Nam học (Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội) chia sẻ: Nhiều bệnh nhân khi đến khám bị teo tinh hoàn do biến chứng quai bị khao khát có con. Có những ca khó bác sĩ đánh vật bắt tinh trùng.
Trong hàng triệu tinh trùng chết như ngả rạ, các bác sĩ phải căng mắt rình từng con, chỉ cần hơi động đậy là bắt ngay.
Với những trường hợp tinh dịch không có tinh trùng, các bác sĩ buộc phải can thiệp chọc mào tinh, sinh thiết mào tinh, chọc hút tinh hoàn, sinh thiết tinh hoàn... để lấy tinh trùng. Sau đó sẽ soi phóng dưới kính hiển vi để bới tìm những "chiến binh" khỏe mạnh.
Theo BS Nguyễn Bá Hưng, may mắn bắt được tinh trùng, bác sĩ sẽ cân nhắc xem con nào tốt nhất cho bệnh nhân qua đánh giá hình thái học và khả năng di động.
Trường hợp không còn sự lựa chọn, các bác sĩ sẽ buộc phải lấy cả những con có hình thái hơi “dị tật”. Tuy nhiên hình dạng xấu xí của tinh trùng không ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của đứa trẻ sinh ra sau này mà phụ thuộc vào cơ cấu di truyền trong nhân của tinh trùng.
Với những trường hợp chích xuất nói trên, do tinh trùng còn non yếu không tự bơi nên không thể tiến hành thụ tinh IVF thông thường (để tinh trùng tự bơi đến trứng trong ống nghiệm), do đó bắt buộc các bác sĩ phải chủ động dùng kim hút tinh trùng rồi bơm trực tiếp vào bào tương của noãn (ICSI).
Với sự tiến bộ của y học, nhiều trường hợp bị quai bị không có tinh trùng đã được làm bố mà không phải chọc mào tinh, chọc hút tinh hoàn hay sinh thiết mào tinh.
Như trường hợp của cặp vợ chồng anh Nguyễn Văn Sinh (31 tuổi, Lục Ngạn, Bắc Giang - tên nhân vật đã thay đổi).
Sau 6 năm 2 vợ chồng đi khắp nơi để chạy chữa vô sinh, vợ chồng anh Sinh đi nhiều bệnh viện để thăm khám, bác sĩ kết luận tinh dịch của anh Sinh không có tinh trùng do biến chứng quai bị. Nguyên nhân do năm 14 tuổi, anh Sinh bị quai bị, sốt cao, sau đó tinh hoàn cũng đau và sưng to.
Khi hết bệnh, anh thấy cơ thể trở lại như bình thường, duy chỉ có một bên tinh hoàn cứ teo nhỏ dần nhưng không hề nghĩ mình có thể bị vô sinh.
Chỉ đến khi lấy vợ, nhận kết quả từ bác sĩ anh Sinh mới hay bệnh quai bị năm đó đã khiến vợ chồng anh khó khăn về mặt con cái.
Các bác sĩ Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà nội đã phải chọc hút, lấy mô tinh hoàn đến 3 lần nhưng không thu được tinh trùng nào.
Lần thứ 4, bác sĩ phải dùng kính hiển vi, vạch từng lớp trong tinh hoàn (Micro TESE), may mắn “bắt” được một số tinh trùng để làm thụ tinh ống nghiệm.
So với các phương pháp “bắt” tinh trùng truyền thống, việc áp dụng Micro TESE sẽ giúp bệnh nhân không phải cắt mô tinh hoàn.
Trong khó khăn vẫn hé những tia hy vọng, vẫn còn một vài ổ có tinh trùng nên mình phải lật kỹ từng lớp. Những trường hợp này chỉ cần mò được 1-2 con đã quý lắm rồi dù tinh trùng khi đó mới chỉ hoàn thiện về mặt gen còn vẫn cụt đuôi, cụt đầu.
Niềm vui đã đến với gia đình anh Sinh, cô công chúa xinh xắn 3,5kg mới chào đời trong niềm vui vỡ òa của cả gia đình.
Theo BS Nguyễn Thị Nhã, lâu nay khi hiếm muộn các ông chồng thường đổ lỗi cho vợ, nhưng thực tế nhiều trường hợp do nam giới.
Các điều tra đã cho thấy 40% nguyên nhân do người chồng, 40% do người vợ và 20% không rõ nguyên nhân.
Nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới như một số phẫu thuật, di chứng tổn thương tủy sống... nhưng chủ yếu tinh trùng ít, tinh trùng yếu, không có tinh trùng.
Hiện một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được áp dụng thành công đã giúp các trường hợp nam giới hiếm muộn được điều trị thành công.
Đặc biệt, nhiều trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch hay tinh trùng bất động như trường hợp của gia đình chị N. vẫn có thể làm bố.Trong trường hợp này, bệnh nhân được thực hiện thủ thuật theo chỉ dẫn của các cơ sở y tế.
Với các tiến bộ về chẩn đoán và điều trị vô sinh nam hiện nay ở Việt Nam, 70% các trường hợp được chẩn đoán vô tinh vẫn có thể có con của chính mình, thậm chí có nhiều con.
Không có tinh trùng hay còn gọi là vô tinh là thuật ngữ chuyên môn để mô tả các trường hợp không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch sau ít nhất 2 lần xét nghiệm tinh dịch đồ, cách nhau ít nhất 2 tuần.
Không có tinh trùng có thể do cơ thể không sản xuất tinh trùng hay do tinh trùng vẫn được sinh ra nhưng không đi ra được bên ngoài. Một số ít trường hợp đặc biệt (khoảng 1-2%) có thể điều trị hồi phục bằng phẫu thuật và có thai tự nhiên.
Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng cho các trường hợp người vợ trẻ tuổi, có khả năng sinh sản tốt.
Một trong số các phương pháp điều trị vô sinh cho các trường hợp không có tinh trùng hiệu quả nhất hiện nay là thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng lấy được từ mào tinh hoặc tinh hoàn.
Với sự tiến bộ của y học, nhiều trường hợp bị quai bị không có tinh trùng đã được làm bố mà không phải chọc mào tinh, chọc hút tinh hoàn hay sinh thiết mào tinh.
Như trường hợp của cặp vợ chồng anh Nguyễn Văn Sinh (31 tuổi, Lục Ngạn, Bắc Giang - tên nhân vật đã thay đổi).