Những vụ tai nạn du lịch đi vào lịch sử (1): Lật lại sai lầm khiến tàu Titanic trở thành thảm họa ám ảnh nhất với ngành hàng hải thế giới

Công Minh |

Du ngoạn "nghịch mùa" vào thời tiết khắc nghiệt và đặc biệt của Bắc Đại Tây Dương, rất thuận tiện cho việc những tảng băng trôi xuất hiện ở vùng biển này được cho là có ảnh hưởng rất lớn đến vụ đắm tàu Titanic kinh hoàng hơn 100 năm trước.

Trong nhiều năm tháng của lịch sử, các nhà khoa học vẫn tin rằng nguyên nhân dẫn đến vụ đắm tàu Titanic là do va chạm với tảng băng trôi khổng lồ. Làm cho 1.514 du khách trên tàu thiệt mạng, đi vào ký ức đen tối của ngành du lịch hàng hải.

Nhưng đó chỉ là một trong nhiều lý do khiến Titanic trở thành vụ tai nạn ám ảnh nhất trong lịch sử. Hãy cùng nhau khám phá thêm những lý do khác khiến cho con tàu được mệnh danh "không thể chìm" này bị chìm và trở thành thảm họa du lịch lớn nhất.

Vụ đắm tàu Titanic chịu ảnh hưởng rất lớn từ khí hậu

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt và đặc biệt của Bắc Đại Tây Dương rất thuận tiện cho việc những tảng băng trôi xuất hiện ở vùng biển này. Do tác động của dòng hải lưu Labrador và Gulf Stream đã làm vùng nước xảy ra sự việc đắm tàu ấm hơn. "Kết quả là một lượng băng lớn (gồm những núi băng nhỏ, tảng băng trôi và băng biển) đã tập trung lại ở vị trí xảy ra va chạm" - Tiến sĩ Richard Scripps (Mỹ) nói.

Những vụ tai nạn du lịch đi vào lịch sử (1): Lật lại sai lầm khiến tàu Titanic trở thành thảm họa ám ảnh nhất với ngành hàng hải thế giới - Ảnh 1.

Những tảng băng và núi băng xuất hiện rất nhiều ở vùng biển nơi con tàu đi qua. Nguồn:

Những đợt thủy triều khiến các tảng băng trôi về phía Nam

Các nhà thiên văn học tại Đại học bang Texas ở San Marcos đã phát hiện ra mối liên hệ giữa Mặt trời, Mặt trăng và Trái Đất gây nên hiện tượng thủy triều cao bất thường vào tháng 1/1912. Họ cho rằng những khối băng hình thành trước hôm xảy ra vụ va chạm đã chìm xuống vùng biển Labrador và khi thủy triều ập tới, những tảng băng này nổi lên, đúng vào khoảng thời gian tàu Titanic đi qua vùng biển này.

Con tàu Titanic trong thời điểm đó di chuyển quá nhanh

Nhiều nhà khoa học và các chuyên gia nhận định rằng, thực tế tàu Titanic đã chạy vận tốc tối đa bất chấp sự xuất hiện của khối băng khổng lồ. Và đây là sai lầm "chí mạng" trong cuộc đời vị thuyền trưởng cừ khôi Edward J. Smith.

Những vụ tai nạn du lịch đi vào lịch sử (1): Lật lại sai lầm khiến tàu Titanic trở thành thảm họa ám ảnh nhất với ngành hàng hải thế giới - Ảnh 2.

Vào thời điểm gặp nạn, con tàu di chuyển quá nhanh. Nguồn: Getty

Những cảnh báo băng trôi bị phớt lờ

Trước thời điểm xảy ra va chạm, tàu Titanic đã nhận được khá nhiều thông tin về sự xuất hiện của các núi băng trôi qua hệ thống radio, nhưng cảnh báo cuối cùng và quan trọng nhất lại không được người trực tổng đài Jack Phillips chuyển đến thuyền trưởng Smith.

Tủ đựng ống nhòm bị khóa

Sử dụng chiếc ống nhòm để quan sát từ xa bị khóa trong tủ cũng là một trong những lý do tạo nên thảm kịch này. David Blair được chỉ định và sĩ quan chỉ huy chuyển tàu du lịch khở hành từ Southamton tới New York. Tuy nhiên đến phút chót, ông chuyển sang một con thuyền khác và quên bàn giao lại chìa khóa để mở tủ đựng ống nhòm cho nhân viên tàu Titanic.

Hướng rẽ sai lầm

Tại sao thủy thủ lái tàu lại đánh lái sang phía có tảng băng trôi? Đó là câu hỏi của Louise Patten (cháu gái một sĩ quan may mắn sống xót sau thảm họa đắm tàu) đặt ra sau khi nghe ông mình kể câu chuyện về vụ đắm tàu. Khi tảng băng trôi được phát hiện, vì quá hoảng sợ mà người thủy thủ lái tàu đã hiểu sai mệnh lệnh là lái sang phải thay vì ngoặt trái. Và dù người ta có cố gắng thay đổi hướng rẽ nhưng tất cả đều là quá muộn, Patten nói.

Những vụ tai nạn du lịch đi vào lịch sử (1): Lật lại sai lầm khiến tàu Titanic trở thành thảm họa ám ảnh nhất với ngành hàng hải thế giới - Ảnh 4.

Con tàu rẽ sai hướng và đâm vào tảng băng khổng lồ làm gãy đôi tàu và chìm. Nguồn: Sưu tầm

Cô cũng cho rằng, nếu lúc đo người thủy thủ không chấp hành lệnh của chủ tàu, tiếp tục di chuyển và không dừng lại một chỗ thì nước sẽ vẫn tràn vào tàu, nhưng sẽ không chìm nhanh quá mức trước khi tàu cứu hộ tới.

Đinh tán sắt của tàu quá yếu

Nhà luyện kim Tim Foecke và Jennifer Hooper McCarty đã để ý đến chi tiết này trong quá trình chế tạo tàu Titanic tại xưởng Belfas và thấy các đinh tán bằng sắt của tàu không đủ dày, khiến chúng giòn và dễ gãy và làm con tàu chìm nhanh hơn.

Số lượng thuyền cứu sinh được trang bị trên tàu quá ít

Nguyên nhân đáng trách nhất của thảm họa du lịch này là việc trên thuyền trang bị quá ít thuyền cứu sinh vì sợ mất thẩm mỹ của một con tàu sang trọng bậc nhất lúc bấy giờ. Tổng số thuyền trên tàu chỉ có thể chứa khoảng 1.200 người, đó là quá ít so với 2.200 hành khách trên tàu.

Những vụ tai nạn du lịch đi vào lịch sử (1): Lật lại sai lầm khiến tàu Titanic trở thành thảm họa ám ảnh nhất với ngành hàng hải thế giới - Ảnh 5.

Có quá ít thuyền cứu sinh được trang bị trên tàu. Nguồn:

Và một nguyên nhân nữa đó chính là sự chần chừ của du khách khi họ không xuống thuyền cứu sinh. Chính vì vậy mà số lượng người thiệt mạng trên tàu tăng lên.

Thảm hoạ tàu Titanic đã được tái hiện trong bộ phim cùng tên, ra mắt năm 1997 và ngay lập tức tạo nên cơn "chấn động" không thua kém gì câu chuyện nguyên gốc hồi năm 1912. Phim do đạo diễn tài năng người Canada – James Cameron làm đạo diễn, viết kịch bản và đồng sản xuất, tái hiện lại một phần câu chuyện và sáng tạo thêm chuyện tình yêu của hai nhân vật Jack DawnSon và Rose Dewitt Bukater. Titanic đã thu về 11 giải Oscar và nhận cơn mưa lời khen từ khán giả cũng như giới chuyên môn.

Nổi bật trong số đó là giải Oscar cho nhạc phim xuất sắc nhất, giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất. Đây là một trong 4 bộ phim có doanh thu cao nhất lịch sử Bắc Mỹ với 2.186 tỷ USD.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại